5 bộ phận trên cơ thể trẻ tức giận mấy cũng không được đánh

Nuôi dạy con 05/09/2022 09:11

Đánh đập, sử dụng đòn roi với con cái là cách giáo dục lạc hậu, phản khoa học nhưng vẫn được nhiều cha mẹ áp dụng. Cha mẹ cần biết cơ thể trẻ có 5 bộ phận là "huyết mạch", tác động vật lý vào đó rất nguy hiểm đến con.

Việc trẻ con nghịch ngợm, làm sai là điều rất bình thường nhưng cha mẹ cần chú ý tới cách giáo dục của mình, cố gắng tránh dùng bạo lực.

Khi trình độ học vấn của cha mẹ ngày càng nâng cao, họ nhận ra đâu là điều nên và không nên khi giáo dục con cái. Vì thế, nhất định phải tránh những cách giáo dục phản khoa học.

5 bộ phận trên cơ thể trẻ tức giận mấy cũng không được đánh - Ảnh 1
Ảnh minh họa 

Anh Vũ là một người cha rất nóng tính có cậu con trai 8 tuổi nghịch ngợm. Hàng xóm thường xuyên nghe thấy cậu bé gào khóc vì bị anh Vũ đánh đòn.

Một hôm anh Vũ đưa con trai tới dự một bữa tiệc của bạn bè. Vì không để ý nên cậu bé mượn điện thoại của bố rồi lén mua thẻ game. Số tiền cũng không quá nhiều nhưng vì hôm đó anh có uống rượu nên khi về nhà đã đánh con rất nặng.

Sau khi bị cha tát 2 cái, cậu bé lăn ra bất tỉnh, vì say nên anh Vũ không thể lái xe. Không còn cách nào khác, 2 vợ chồng vội gõ cửa nhờ hàng xóm đưa con tới bệnh viện. Dọc đường đi, họ nơm nớp lo sợ con mình xảy ra chuyện gì nghiêm trọng.

Số liệu khảo sát cho thấy chỉ có 6% cha mẹ chưa bao giờ đánh con, 80% cha mẹ cho rằng không đánh con là điều viển vông.

Tại sao cha mẹ vẫn dùng cách đánh đòn để giáo dục con cái?

Tư duy giáo dục của phụ huynh còn rất lạc hậu

Sở dĩ các bậc cha mẹ ngày nay có suy nghĩ đánh đòn con cái như vậy chủ yếu là do họ vẫn tin tưởng vào tư tưởng nuôi dạy con cái “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”.

Dù bao nhiêu tuổi, cha mẹ đều cho rằng đánh đòn con cái là phương pháp nuôi dạy con cái hiệu quả nhất và dễ dàng nhất. Vì thế, một số bậc cha mẹ luôn yêu thích sử dụng phương pháp này khi con sai, con hư.

5 bộ phận trên cơ thể trẻ tức giận mấy cũng không được đánh - Ảnh 2
 Ảnh minh họa

5 bộ phận này trên cơ thể trẻ là “huyết mạch”, tuyệt đối không được đánh:

Khi giáo dục con cái, cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến những vị trí này, không nên đánh vào khi đang tức giận.

Mông

Nhiều bậc cha mẹ luôn thích đá vào mông con cái khi họ dạy con nhưng đây là bộ phần cần tránh. Cha mẹ cho rằng, vị trí này không quá nguy hiểm nhưng việc đánh quá mạnh sẽ gây tổn thương các mô mềm, hình thành những vết bầm tím, có thể nguy hiểm đến tính mạng trong trường hợp nặng.

Sau gáy

Đôi khi trẻ không nghe lời, một số cha mẹ luôn tùy ý đánh vào sau gáy trẻ. Phía sau đầu cũng là một nơi rất nhạy cảm, các dây thần kinh ở phía sau đầu phân phối các mô tế bào thần kinh quan trọng cho sự phát triển của não, một khi bị va đập mạnh, tổn thương gây ra là không thể phục hồi.

Thậm chí, trí thông minh của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, trẻ có thể trở nên ngốc nghếch hơn.

Bụng

Bụng của trẻ là nơi tập trung của các cơ quan nội tạng, cha mẹ không được đạp vào bụng của trẻ, nếu không sẽ gây nguy hiểm.

Tai

Có nhiều trường hợp thực tế cho thấy, việc kéo tai, tát vào tai gây ảnh hưởng tới thính giác của trẻ, từ việc ù tai cho tới ngất xỉu, thậm chí là điếc. Nhiều bậc cha mẹ rất mạnh tay, lại không kiểm soát được lực khi đánh con, dễ làm thính giác cỉa con tổn thương.

Những lựa chọn tốt hơn việc đánh đòn:

Kỷ luật là dạy dỗ còn đánh đòn là trừng phạt. Rất nhiều người không đánh con nhưng đứa trẻ vẫn lớn lên, phát triển tốt nên hiển nhiên, đánh đòn không phải lựa chọn duy nhất trong phương pháp nuôi dạy của bạn.

Với mỗi độ tuổi của trẻ, bạn cần áp dụng các phương pháp dạy dỗ, kỷ luật khác nhau. Ví dụ, khi trẻ mới biết đi, bạn có thể đánh lạc hướng trẻ khỏi hành động tiêu cực hoặc ngăn nó xảy ra ngay từ đầu.

Với trẻ lớn hơn, bạn cần giáo dục tập trung vào sự hợp tác và phát triển mối quan hệ xã hội. Bạn nên tuân thủ ba nguyên tắc: khen ngợi và thể hiện tình cảm khi trẻ làm tốt, xử lý các hành vi tiêu cực bằng hình phạt nhẹ, ngắn gọn như tạm dừng hoặc tước bỏ các quyền trẻ đang có, khuyến khích trẻ giao tiếp cởi mở và cho trẻ biết hành vi nào không được chấp nhận.

Có nên dạy con đánh trả khi bị bắt nạt học đường?

Bắt nạt học đường tưởng chừng chỉ là câu chuyện của trẻ con nhưng lại gây hậu quả lớn đối với sức khỏe thể chất cũng như tâm lý cho trẻ. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần quan tâm và dạy con cái cách bảo vệ bản thân và chống nạn bắt nạt học đường.

loading...

TIN MỚI NHẤT