Mùa tựu trường đã đến - kéo theo đó là rất nhiều yếu tố gây căng thẳng và lo lắng cho cả phụ huynh và học sinh. Giờ giấc đi ngủ trở nên nghiêm ngặt hơn. Áp lực học tập của năm học mới có thể đè nặng lên tâm trí của cả trẻ nhỏ và người lớn.
- Cha mẹ có thể dạy dỗ khi con làm sai, nhưng có 3 điểm mấu chốt tuyệt đối đừng mắc phải
- Tiết lộ tính cách "ai cũng thương" và mối quan hệ đặc biệt với cha dượng của con trai Lê Phương
Nhà trị liệu gia đình Gayane Aramyan đến từ California chia sẻ một số phương pháp giúp cha mẹ và con cái làm quen với năm học mới một cách suôn sẻ.
Dưới đây là ba lời khuyên hàng đầu của Aramyan để giúp chuẩn bị cho con bạn thành công khi trở lại trường.
1. Bắt đầu thói quen buổi sáng đi học trước một vài tuần
Đột ngột bắt con bạn đi ngủ sớm hơn hoặc cắt giảm thời gian xem TV của chúng có thể khiến chúng bối rối và cảm thấy giống như một hình phạt.
Bạn phải nói rõ cho con biết trước nguyên nhân vì sao. Nên bắt đầu thay đổi từ 2 đến 3 tuần trước khi năm học mới bắt đầu.
Một số thói quen cần tập luyện trước năm học mới như:
- Dậy sớm
- Chọn quần áo và chuẩn bị cho bữa ăn sáng từ tối hôm trước
- Liệt kê danh sách các việc cần làm trong buổi sáng, tích vào mỗi nhiệm vụ đã hoàn thành
- Khen thưởng con bạn khi hoàn thành tất cả các nhiệm vụ
Ngoài ra, Aramyan cũng khuyên bạn nên chọn một cuốn sách dành cho trẻ chuẩn bị bắt đầu năm học mới, trình bày chi tiết những gì con bạn có thể mong đợi từ thói quen mới này theo cách vui nhộn và dễ hiểu.
2. Kiềm chế nỗi lo xa cách của cả cha mẹ và con cái
Theo Stanford Medicine, gần như tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 18 tháng đến 3 tuổi đều có một số mức độ lo lắng về sự xa cách.
Hầu hết trẻ em lớn lên đều sẽ vượt qua, nhưng khoảng 3% trẻ em tiếp tục trải qua tình trạng này khi học tiểu học, Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia báo cáo vào năm 2021.
Đó là "một phần bình thường trong quá trình phát triển của trẻ", Aramyan nói, vì vậy khi bạn đưa con đến trường, hãy cố gắng nói với chúng: "Bố/mẹ sẽ đón con. Bố/mẹ sẽ quay lại. Gặp lại sau nhé." Hãy lặp lại những điều này mỗi ngày, dù nó có vẻ hiển nhiên.
Theo Aramyan, nhiều bậc phụ huynh cũng phải vật lộn với cảm giác lo lắng khi chia ly, nhất là cha mẹ của những đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ đại dịch.
Nếu bạn ở trong tình trạng này, hãy cố gắng tránh thể hiện nỗi lo với con cái. Nếu bạn khóc, con có thể cũng sẽ khóc theo. Bạn cần cho con thấy rằng đây là một phần cuộc sống. Đó là trách nhiệm của người làm cha mẹ.
3. Cho con sự tự tin, ngay cả khi con phạm sai lầm
Áp lực phải học tốt ở trường có thể gây căng thẳng cho trẻ em. Aramyan khuyên cha mẹ nên truyền niềm tin cho con, ngay cả khi con phạm sai lầm.
Hãy nói chuyện với con bạn về những khó khăn chúng đang gặp, những gì chúng cần giúp đỡ và làm cách nào bạn có thể giúp con.
Bạn có thể thuê gia sư hoặc nói chuyện với giáo viên để đáp ứng những nhu cầu nhất định.
Điều quan trọng hơn là sự tự tin mà cha mẹ truyền cho con mình về khả năng giải quyết vấn đề của con.
Một bài báo năm 2017 của Hiệp hội Giáo dục Quốc gia lưu ý rằng những sinh viên tự tin có nhiều khả năng tiếp thu tài liệu nhanh hơn, hào hứng học tập, sẵn sàng hỏi và phát biểu trong lớp.
Aramyan nói: "Sự tự tin sẽ hữu ích hơn việc con đạt điểm A. Khi có sự tự tin, việc học của con bạn cũng sẽ tiến triển".
(Theo CNBC)