Khoe khu vườn sum sê trĩu quả, mẹ nội trợ tung luôn ‘bí kíp’ cho những ai mới ‘tập tành’ làm nông dân

Nhà đẹp 08/06/2021 12:27

Không chỉ khoe không gian sân thượng “phủ xanh”, mẹ nội trợ còn chia sẻ tất tần tật những “bí kíp” làm vườn từ khâu tự trộn giá thể đến cách xử lý đất sau khi thu hoạch.

Mới đây, trong hội dành cho những người “Nghiện nhà”, bạn Bùi Thương đã chia sẻ những kinh nghiệm “xương máu” của mình về cách tạo nên một khu vườn trên sân thượng. Cô viết: “Trồng cây thật sự chỉ lúng túng cho những người mới bước vào nghề chứ không khó, chỉ cần có đam mê và chút thời gian ta sẽ thành công”.

 

Theo như cô chia sẻ, việc trồng trọt trên sân thượng quan trọng nhất là có diện tích, tìm được vị trí hợp lý để hứng nắng, hứng gió trong cả một ngày. Với những nơi bị hạn chế nắng, bạn tuyệt đối không được làm kệ tầng vì những tầng dưới nắng không chiếu vào thì cây sẽ không thể lớn.

khu vuon tren san thuong
Không những tận dụng không gian sân thượng để trồng trọt, mẹ nội trợ còn tận dụng khoảng không ở ngay trước nhà - Ảnh: FBNV

khu vuon tren san thuong 1
Khoảng sân trồng đầy bắp cải - Ảnh: FBNV

Nếu “nông dân nghiệp dư” nào có ý định trồng thêm giàn leo thì phải cực kỳ chú ý. Bởi khi diện tích 20 mét vuông trở lên thì trồng dây leo, rau sẽ phát triển rất tốt. Nhưng với diện tích dưới 15 mét vuông thì bạn không nên làm giàn leo phía trên, mày thay vào đó, bạn làm giàn leo chữ A, hay tạo một khoảng nhỏ vừa đủ để trồng.

khu vuon tren san thuong 2
Cô nàng đã dựng một giàn trồng, tiết kiệm được một khoảng không gian ngay trong sân thượng - Ảnh: FBNV

khu vuon tren san thuong 3
Giàn bầu nhìn phát mê - Ảnh: FBNV

khu vuon tren san thuong 4
Tận dụng mọi không gian để dựng giàn trồng trọt - Ảnh: FBNV
khu vuon tren san thuong 5
Cà chua sai trĩu quả - Ảnh: FBNV

Khay và chậu trồng:

Chúng ta thường mua khay hay chậu trồng mà không biết lỗ thoát nước được nằm ở đâu. Vậy nên, khi mua khay, bạn cần để ý đến vị trí của lỗ thoát nước. Nếu lỗ thoát nước nằm dưới đáy chậu thì mua thêm ốc vít để bịt lại khi cần. Nếu không có ốc vít thì bạn mua keo bịt lại và dùng mỏ hàn hay khoan đục lỗ thoát nước bên hông nằm phía dưới vỉ lót.

Chậu cần có vỉ lót bởi vì đất ngập trong nước phía đáy làm cho cây bị ngập úng, đất lúc nào cũng ẩm ướt gây ra bệnh hạn chế sự phát triển của cây.

khu vuon tren san thuong 6
Cây trồng trong nhà đều không sử dụng đất - Ảnh: FBNV

khu vuon tren san thuong 7
Dưa lưới 'thi nhau' xếp hàng đều tăm tắp - Ảnh: FBNV

 

Đất trồng

- Sau nhiều lần thất bại với việc trồng rau sân thượng bằng đất mua tại cửa hàng. Cô nàng đã hoàn toàn bỏ qua đất và tự làm giá thể trồng bao gồm: Phân bò hoai (dinh dưỡng cho cây), trấu hun, vỏ đậu (giúp giá thể tơi xốp) và mùn dừa (giữ độ ẩm cho cây). Như vậy, tất cả rau và cây ăn trái trong nhà đều không sử dụng đất. Đồng thời, bạn sẽ giảm tải được sự chịu đựng của nền nhà và dễ dàng cho việc bưng bê.

khu vuon tren san thuong 8
Bắp cải nở to hơn cả 'bàn tay người' - Ảnh: FBNV
khu vuon tren san thuong 9
Khây rau um tùm và xanh ngát - Ảnh: FBNV

Tuy nhiên, các nhà nông tập sự cần chú ý những điều này trong quá trình thực hiện:

Thứ 1: Bạn phải cắt tỉa các lá bắt đầu có dấu hiệu hơi ngả vàng.

Thứ 2: Bạn nên cắt nhánh phụ không phát triển cho bầu bí dưa leo mướp để cây lấy sức nuôi dây chính.

Thứ 3: Với dây leo bầu, bí, mướp, bạn phải khoanh gốc cây mới đủ sức.

Thứ 4: Bạn không nên để nhánh phụ dưới giàn.

- Một số trái chưa kịp nở bông bị vàng, bạn thường nhầm lẫn là bị ruồi vàng chích nhưng trường hợp đó thường là do các nhánh phụ không phát triển.

- Việc cắt tỉa lá trên giàn giúp bạn phát hiện sớm được số loại bệnh trên lá như rệp sáp, rầy mềm, bọ xít, xén tóc... Và lá không um tùm sẽ hạn chế được sâu bệnh, lấy ánh sáng cho vườn nhiều hơn.

khu vuon tren san thuong 10Khoe khu vườn sum sê trĩu quả, mẹ nội trợ tung luôn ‘bí kíp’ cho những ai mới ‘tập tành’ làm nông dân - Ảnh 12

Khoe khu vườn sum sê trĩu quả, mẹ nội trợ tung luôn ‘bí kíp’ cho những ai mới ‘tập tành’ làm nông dân - Ảnh 13 

Thành quả 'ngọt' sau thời gian bỏ bao công sức của nhà nông - Ảnh: FBNV

Việc trồng rau sạch tại nhà là một phương pháp đảm bảo được nguồn thực phẩm sạch, an toàn và tiết kiệm chi phí cho mỗi gia đình. Vì vậy, với các "bí kíp" được truyền đạt từ các mẹ nội trợ có kinh nghiệm dày dặn, bạn có thể tích lũy thêm cho mình "vốn" trồng trước khi trở thành một nhà nông thành thị.

TIN MỚI NHẤT