Tránh mất oan tiền khi góp vốn mua bất động sản

Nhà đất 28/04/2019 11:28

Đối với một số dự án nhà, đất, chủ đầu tư (CĐT) áp dụng hình thức ký kết hợp đồng góp vốn với khách hàng thay vì hợp đồng mua bán. Bản chất của loại hợp đồng này là gì, có an toàn cho người mua hay không?

Theo một số luật sư, những loại hợp đồng góp vốn, thỏa thuận hợp tác đầu tư về bản chất chỉ là hình thức huy động vốn. Trên thực tế, có nhiều trường hợp bên mua gặp không ít rủi ro khi giao dịch qua hợp đồng góp vốn. Các chuyên gia khuyến cáo người mua nên kiểm tra kỹ về tính pháp lý và chỉ nên ký kết với những CĐT có uy tín.

Theo luật sư Trần Vân Linh, Đoàn Luật sư TP.HCM, trước khi quyết định đầu tư và ký kết hợp đồng góp vốn cần kiểm tra kỹ tính pháp lý của dự án, của CĐT (bên bán). Trong một số trường hợp pháp luật quy định hợp đồng phải tuân thủ về hình thức và nội dung để tránh vô hiệu và phải bồi thường thiệt hại. Cụ thể:

Về hình thức: Hợp đồng phải lập thành văn bản, liên quan đến góp vốn bằng bất động sản thì phải công chứng.

Tránh mất oan tiền khi góp vốn mua bất động sản - Ảnh 1

Một số dự án ngay sau khi hoàn tất phần móng công trình sẽ mở bán dưới hình thức huy động vốn. Ảnh minh họa: QUANG HUY

Về nội dung, cần lưu ý một số điểm sau:

Mục đích góp vốn phải đúng bản chất của nó mà không nhằm che đậy một giao dịch khác. Mục đích này phải được ghi rõ trong hợp đồng; việc góp vốn để mua nhà thì bên mua chỉ góp bằng giá trị nhà.

Thời điểm góp vốn nên theo tiến độ và khối lượng thi công công trình, phải nhìn thấy có khối lượng thi công cụ thể thì mới góp vốn tiếp (tránh bị chiếm dụng vốn làm việc khác). Tiến độ này phải ghi rõ trong hợp đồng và tương ứng với giá trị vốn góp. Việc nộp tiền phải thực hiện tại trụ sở phía CĐT và có chứng từ hợp lệ.

Các bên cũng cần thỏa thuận cụ thể thời gian hoàn thành, bàn giao công trình, thời gian được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.

Đồng thời quy định rõ nghĩa vụ của bên bán trong trường hợp chậm giao nhà, chậm giao giấy chứng nhận; đồng thời cần phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thi công của bên nhận vốn góp xem thực hiện có đúng tiến độ không.

Cùng với đó là thỏa thuận rõ trách nhiệm bồi thường vi phạm hợp đồng, nhất là trách nhiệm của bên nhận vốn góp (CĐT) khi họ vi phạm hợp đồng.

Ông Phan Công Chánh, chuyên gia bất động sản, cũng lưu ý thêm về việc khách hàng nên ký hợp đồng với CĐT có uy tín. Với CĐT mới, bên mua nên tìm hiểu về lịch sử và quá trình kinh doanh của doanh nghiệp; không nên góp vốn vào những nhà, đất bất ổn về pháp lý. Khi ký hợp đồng góp vốn, khách hàng có quyền yêu cầu hồ sơ pháp lý dự án phải hoàn chỉnh. Bên mua nên tìm hiểu và chất vấn CĐT về sản phẩm, các bước tiến hành thủ tục pháp lý theo trình tự rõ ràng, đúng pháp luật.

Xây dựng trái phép tràn lan, phạt rồi cho tồn tại

Thời gian vừa qua, tình hình vi phạm trật tự xây dựng, phổ biến là xây dựng trái phép, không phép trên địa bàn tỉnh Nghệ An có diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng “phạt rồi cho tồn tại” dẫn đến đối tượng vi phạm nhờn luật.

TIN MỚI NHẤT