Thủ tướng yêu cầu công khai chủ đầu tư chậm làm 'sổ đỏ' cho dân

Nhà đất 28/04/2019 06:00

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra, rà soát, công khai danh sách các dự án nhà ở chủ đầu tư chậm trễ trong việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sỏ đỏ) cho người dân...

Sẽ 'bêu tên' loạt chủ đầu tư sai phạm

Đây là một trong những nội dung của Chỉ thị số 11/CT-TTg về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển ổn định, lành mạnh vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm trong thực hiện các quy định về đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS). 

Đồng thời, kiểm tra, rà soát, công khai danh sách các dự án nhà ở chủ đầu tư chậm trễ trong việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sỏ đỏ) cho người dân.

Thủ tướng yêu cầu công khai chủ đầu tư chậm làm 'sổ đỏ' cho dân - Ảnh 1

Với lý do hơn 3 năm về ở tại chung cư Hòa Bình Green City (505 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) nhưng chủ đầu tư chưa trả sổ hồng như cam kết nhiều cư dân hai tòa H1 và H2 thuộc chung cư cao cấp này đã tập trung treo băng rôn đòi quyền lợi.

Thủ tướng yêu cầu công khai chủ đầu tư chậm làm 'sổ đỏ' cho dân - Ảnh 2

Cũng liên quan đến vấn đề chủ đầu tư chậm cấp sổ đỏ, mới đây, hàng trăm người dân tụ tập tại công ty Hoàng Nhất Nam (Đà Nẵng) suốt đêm đòi sổ đỏ.

Cùng với đó là công khai danh sách các dự án chủ đầu tư đã thế chấp ngân hàng, các dự án chậm tiến độ do vướng mắc về vấn đề pháp lý, các dự án BĐS có vi phạm về xầy dựng, các dự án không thực hiện bảo lãnh, các dự án chưa nộp tiền sử dụng đất, các dự án chậm tiến độ, các dự án chưa nghiệm thu chất lượng công trình, chưa nghiệm thu PCCC đã đưa vào sử dụng...

Thủ tướng cũng chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tổ chức thực hiện kịp thời, nghiêm túc các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường BĐS; theo dõi, nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và bong bóng bất động sản trên địa bàn; đánh giá, lập, điều chỉnh bổ sung chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương.

 Kiên quyết thu hồi dự án không triển khai, để đất hoang hóa

Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu, tiến hành kiểm tra, rà soát các dự án BĐS đã có quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư trước ngày Chỉ thị này được ban hành, đặc biệt là các dự án bất động sản nhà ở cao cấp để xử lý theo hướng sau: Đối với các dự án không triển khai, để đất hoang hóa hoặc triển khai chậm thì kiên quyết thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai; đối với các dự án bất động sản nhà ở trung, cao cấp đang tồn kho hoặc chủ đầu tư có nhu cầu điều chỉnh quy mô căn hộ sang phân khúc bình dân hoặc làm nhà ở xã hội thì cần giải quyết ngay thủ tục cho phép chuyển đổi, hoàn thành trong quý 3/2019; có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang tồn tại đối với các dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở phân khúc bình dân, giá thấp đang gặp khó khăn trên phạm vi địa bàn.

Thủ tướng yêu cầu công khai chủ đầu tư chậm làm 'sổ đỏ' cho dân - Ảnh 3

Thủ tướng yêu cầu đối với các dự án BĐS không triển khai, để đất hoang hóa hoặc triển khai chậm thì kiên quyết thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai. Trong ảnh là dự án Khu đô thị mới Thanh Lâm-Đại Thịnh 2 (huyện Mê Linh, Hà Nội) vẫn trong cảnh hoang tàn, bỏ hoang nhiều năm nay. 

Rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội. Khi phê duyệt quy hoạch các khu đô thị mới, khu công nghiệp mới, mạng lưới các cơ sở đào tạo nhất thiết phải có nội dung quy hoạch nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở sinh viên, các khu chức năng dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao... theo quy định của pháp luật, hoàn thành trong quý 3/2019.

Bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu trong và ngoài các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt là tại các khu vực có đông công nhân và người lao động. Sử dụng nguồn tiền thu được từ quỹ đất 20% trong các dự án khu đô thị mới, dự án nhà ở thương mại có quy mô dưới 10 ha theo quy định và do các chủ đầu tư nộp và hỗ trợ từ ngân sách địa phương để đầu tư phát triển nhà ở xã hội. 

‘Ông lớn’ Vinaconex có ‘biến’ mới

Ngày 25/4, TAND quận Đống Đa đã chính thức có quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời "Buộc Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex, VCG) tạm dừng thực hiện Nghị quyết đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 11/1/2019".

TIN MỚI NHẤT