Không chỉ bánh tro, cơm rượu nếp, mận, đào,... mà vào ngày Tết Đoan Ngọ, vịt nấu chao cũng là một món ăn khá phổ biến, không thể thiếu trong mâm cỗ cúng của người Việt.
- Tiết lộ bí quyết nhìn ngay là đoán được đâu là sầu riêng chín rụng hay chín ép
- Mọc như cỏ dại không cần chăm sóc, loại cây này lại được nhiều người săn lùng vì khả năng lọc gan thải độc tốt đến "không ngờ"
Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương là một ngày Tết truyền thống ở Việt Nam, diễn ra vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hằng năm. Đây còn được gọi là ngày Tết diệt sâu bọ, theo quan niệm của người Việt xưa. Mỗi năm, vào ngày này, nhà nhà lại chuẩn bị những món ăn, hoa quả , bánh trái,... để bày lên mâm cỗ cúng, tùy theo phong tục của từng vùng miền. Ở các tỉnh miền Trung, vịt nấu chao là một món ăn dường như không thể thiếu mỗi khi đến ngày này. Vì sao lại có tập tục như vậy? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu điều thú vị này nhé!
Phong tục ăn thịt vịt vào dịp Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày mùng 5 tháng 5 theo âm lịch. Mỗi năm, vào ngày này mọi người thường tổ chức các hoạt động văn hóa mang tính truyền thống như: làm các loại bánh, “triết sâu bọ” hoặc tổ chức chơi trò chơi. Tùy vào phong tục từng địa phương mà những món ăn được làm vào Tết Đoan Ngọ sẽ có sự khác nhau. Trong đó, người miền Nam và miền Bắc thường sẽ chuẩn bị các loại bánh tro, bánh ú hay rượu nếp và hoa quả; còn người miền Trung lại làm các gói cơm rượu nếp trong lá chuối vô cùng thơm ngon để ăn cùng xôi vò. Ngoài ra, ăn thịt vịt cũng là một tục lệ không thể thiếu vào ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Trung.
Theo kinh nghiệm dân gian, vịt là một trong những loại thực phẩm có tính mát, giúp bồi bổ cơ thể rất tốt, giải nhiêu, tiêu sưng. Chính vì thế, với thời điểm 5/5 khi thời tiết đang vào hè vô cùng oi bức việc ăn thịt vịt sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, bồi bổ và khỏe mạnh hơn.
Ăn vịt nấu chao vào Tết Đoan Ngọ có thực sự tốt?
Theo Đông y, ăn thịt vịt có tác dụng làm chuyển động phong huyết, giúp bồi bổ cơ thể cho người mệt mỏi, lao lực nhiều, hơn nữa còn giúp giải độc, tiêu trừ mụn sưng. Lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam) còn đặc biệt nhấn mạnh việc ăn thịt vịt rất hữu ích cho những người suy nhược thể chất, người chán ăn, bị sốt, phù nề, phụ nữ ít kinh nguyệt, sản phụ thiếu sữa,...
Chính vì thế vào ngày Tết Đoan Ngọ, trời trở nên nóng nực, khí trời oi ả, nhiệt độ tăng cao, ăn một miếng thịt vịt nấu chao quả là điều tuyệt vời, vừa ngon lại vừa điều hòa, cân bằng nhiệt độ cơ thể, còn hợp với phong tục truyền thống.
Mặc dù vịt nấu chao là một ăn ngon miệng và bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn được món này, dù là trong dịp Tết Đoan Ngọ. Những người đang bị cảm, bệnh gout, có hệ tiêu hóa kém cũng như người vừa mới phẫu thuật xong cần tránh ăn món này để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Cách làm món vịt nấu chao ngon
Vịt nấu chao là sự kết hợp tinh tế của thịt vịt, thơm của chao, bùi ngậy của khoai môn cùng nhiều loại gia vị đặc trưng. Thịt vịt mua về được sơ chế thật sạch với rượu, gừng đập dập để khử mùi tanh, chặt miếng vừa ăn, ướp cùng chao đỏ, chao trắng, đường, hạt nêm, hành tím cho thấm gia vị. Bạn cắt khoai môn thành miếng vuông, chiên cháy cạnh trên chảo dầu nóng. Rau muống bạn lấy phần non, ngâm nước muối 15 phút, để ráo.
Sau khi xào săn thịt vịt tầm 5 phút, bạn đổ nước dừa xiêm vào nồi, đun tiếp 15 phút cho thịt chín mềm. Tiếp đó, bạn cho tiếp phần khoai môn chiên vào cùng, nêm nếm lại gia vị cho nồi nước dùng rồi tắt bếp. Món này ăn kèm với bún hoặc cơm, rau muống hoặc rau sống và nước chấm chao.