Nem rán là món ăn ngon, quen thuộc của rất nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi rán, nem thường bị bục, màu không vàng đều, mới vớt ra một lúc đã ỉu. Vì thế, muốn nem luôn giòn, ngon như ý, chị em hãy tham khảo những mẹo nhỏ dưới đây nhé.
- Có 6 sai lầm bạn không nên mắc phải khi hấp cá, nếu không sẽ rất tanh và khó ăn
- Món ăn cực đơn giản giúp thải độc, hỗ trợ giảm cân đón Tết an lành
Ý nghĩa món nem rán ngày Tết
Nem rán là một món ăn thơm ngon và chứa nhiều giá trị, ý nghĩa quan trọng. Về mặt dinh dưỡng, đây là món ăn ngon, giàu chất đạm từ thịt, hải sản và chất xơ có trong rau củ quả kết hợp.
Nem rán cùng với một số món ăn như phở bò, bánh cuốn, nộm,.. đã trở thành các món ăn mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Từ đó, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong nước và cả thực khách nước ngoài. Nhưng có vẽ, vẻ đẹp, ý nghĩa món nem rán ngày Tết còn đến từ các nguyên liệu và cách chế biến món ăn này.
Để làm nên những chiếc nem rán ngon, cần chuẩn bị rất nhiều nguyên liệu. Sự kết hợp hài hòa, đa dạng về thực phẩm gợi đến sự phong phú, đa dạng của cuộc sống. Hay đúng hơn là sự đồng lòng, gắn bó giữa con người với nhau. Ngày nay, sự giao thoa văn hóa giữa 3 miền ngày càng mở rộng.
Mẹo rán nem vàng giòn, để lâu không lo bị ỉu
1. Nhân nem đảm bảo khô ráo
Tùy theo từng vùng miền mà nhân nem linh hoạt thay đổi một vài nguyên liệu. Nhân nem truyền thống gồm có thịt nạc vai xay, tôm, miến và các loại rau củ như mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt, su hào, củ đậu, hành tây (hoặc giá đỗ), rau mùi, hành hoa. Còn với nhân nem khác như nem cua bể thì thêm thịt cua, nem ốc thì thêm ốc đã sơ chế, nem chim câu...
Phần nhân thịt để riêng ướp chút dầu ăn, hạt nêm, mắm, tiêu. Phần rau củ quả cần rửa sạch, để thật ráo nước và thái nhỏ. Với các loại ra nước như củ đậu thì chần sơ, vắt ráo. Phần miến ngâm nước ấm 40 - 45 độ và để ráo cắt nhỏ. Không ngâm lạnh quá làm nhân cứng, ngâm mềm quá làm nhân nhũn.
2. Phết vỏ tạo màu và tăng độ giòn
Để tạo màu nâu vàng và giòn hơn cho vỏ nem thì có nhiều cách. Truyền thống nhất là phết giấm hoặc chanh pha chút đường. Một số người thì phết bia cũng tạo sự giòn rụm và rán xong vẫn giữ nguyên hương vị.
Ở miền Nam thì lớp chả giò thường được phết thêm hỗn hợp nước cốt dừa, giấm và chút đường vừa tạo thêm hương vị bùi ngậy riêng.
3. Gói nem
Khi gói nem, chị em không nên cuốn quá chặt tay, điều này sẽ khiến lúc rán nem, nhân có miến và trứng bên trong nở ra một chút là bánh đa (bánh tráng) sẽ bị rách, nhân sẽ lộ ra ngoài. Chỉ cuốn vừa phải, có thể hơi lỏng tay một chút cũng được.
Khi gói nem thì đặt lên mặt phẳng, lót thêm 1/2 hoặc 1/3 bánh đa nem để tránh vỡ khi rán nhân nở. Múc lượng nhân vừa phải vào và gói đều tay, cuối cùng phết chút lòng trắng trứng để dán mép lại.
4. Cho vào tủ lạnh trước khi rán
Nhiều chị em chia sẻ kinh nghiệm, nem cuốn xong không mang đi rán ngay mà để ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút để nem chặt, khô và rán rất giòn.
5. Rán nem
Cách 1: Rán 2 lần
Sau khi cuốn nem xong, chị em tiến hành rán nem làm 2 lần dầu. Lần thứ nhất, làm nóng dầu ở lửa nhỏ rồi cho nem vào rán chín sơ qua, sau đó gắp nem ra để vào giấy thấm dầu. Sau khi rán xong lượt một, chị em có thể thay dầu mới và rán nem cho chín hẳn và vỏ nem sẽ vàng, giòn đẹp mắt.
Cách 2: Rán ngập dầu
Với cách này, rán nem sẽ nhanh chín hơn và và màu vàng ruộm đều ở các mặt của nem. Để đỡ tốn dầu chị em có thể dùng chảo sâu lòng hoặc chảo nhỏ để rán nhé.
Cách 3: Thêm nước cốt chanh
Khi cho dầu vào chảo thì cho thêm vài giọt nước cốt chanh, rán vừa không bị bắn dầu mà còn giúp nem rán giòn.
6. Vớt ra, để lên giấy thấm dầu
Nếu làm nhiều nem mà chưa kịp ăn luôn vì đợi khách (hoặc trong đám cưới, đám giỗ...) thì sau khi rán nem cần vớt ngay ra giấy thấm dầu, nếu không dầu ăn còn xót lại ở nem sẽ ngấm ngược trở lại, làm nem bị ỉu.