Chỉ với món sữa chua, bạn có thể chế biến các món ngon mỗi ngày.
- Loại thực phẩm NÓI KHÔNG khi kết hợp với cà rốt, dùng chung chả khác nào RƯỚC HOẠ VÀO THÂN
- Người bị NGỨA MỀ ĐAY nên kiêng ăn gì để giảm tình trạng gây ảnh hưởng cuộc sống DAI DẲNG?
1. Sữa chua nếp cẩm
Nguyên liệu cho khoảng 6 phần ăn:
- 200gr gạo nếp cẩm
- 1l nước lọc
- 3 lá nếp (hay còn gọi là lá dứa)
- 80gr đường hoa mai
- 6 hộp sữa chua tự làm hoặc dùng bất cứ loại sữa chua thường nào mà bạn có
- 100ml nước cốt dừa
Cách làm:
- Gạo nếp cẩm vo sạch. Cho nếp cẩm vào nồi, thêm nước theo lượng đã ghi. Đặt nồi gạo, nước lên bếp đun với lửa nhỏ.
- Khi nước sôi bạn hớt bỏ bọt và mày trấu còn sót lại (nếu có). Cho lá nếp vào đun cùng.
- Đun nhỏ lửa đến khi nếp chín và hỗn hợp sánh lại. Trong quá trình đun thỉnh thoảng bạn khuấy đều. Do gạo nếp cẩm có lớp vỏ bên ngoài khá dai nên bạn có thể yên tâm sẽ không bị cháy nồi trừ khi bạn để lửa quá to.
- Thêm đường, đảo đều, đun thêm 5 phút cho nếp ngấm đều rồi tắt bếp, để hỗn hợp nếp cẩm thật nguội. Tiếp theo múc nếp cẩm ra cốc, cho sữa chua và nước cốt dừa vào.
Cuối cùng chỉ việc trộn đều và thưởng thức! Sữa chua nếp cẩm với phần nếp được nấu chín, dẻo mà phần vỏ ngoài vẫn có độ dai kết hợp với sữa chua ăn mát, ngon mà không ngán. Bạn hãy thử làm cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé!
2. Sữa chua mít
Nguyên liệu
Sữa chua không đường 6 hộp
Sữa đặc có đường 12 muỗng canh
Mít đã bỏ hạt 300 gr
Lê 2 quả
Bột năng 50 gr
Hạt é 20 gr
Nước cốt dừa 200 ml
Cách làm:
- Sơ chế nguyên liệu: Mít rửa sạch, thái sợi vừa ăn. Lê gọt vỏ, thái hạt lựu. Hạt é rửa qua nước cho sạch, đổ nước nóng vào rồi ngâm cho nở.
- Nấu lê hạt lựu: Trộn lê với bột năng, dùng rổ rây bớt phần bột thừa. Sau đó cho nồi lên bếp, đến khi nước sôi, cho phần lê đã áo bột năng vào. Nấu khi nào thấy phần hạt lựu trở nên trong veo thì tắt bếp, vớt hạt lựu ra, cho ngay vào nước lạnh để phần hạt lựu không bị dính vào nhau.
Thành phẩm: Cho hạt lựu, hạt é, mít, sữa đặc có đường, nước cốt dừa và sữa chua vào tô. Trộn đều, thêm đá là bạn có thể thưởng thức được rồi.
3. Sữa chua dẻo
Sữa chua dẻo là một biến tấu của món sữa chua thông thường. Tuy nhiên, điểm khác biệt của món ăn này là từng miếng sữa chua vuông vức không bị chảy, khi ăn lại có chút dai dai lạ miệng.
Nguyên liệu
- Sữa tươi ít đường: 1 lít
- Sữa đặc có đường: 210g
- Gelatin: 24g
- Sữa chua cái: 1 hộp
Cách làm:
- Gelatin rửa với nước cho mềm.
- Cho sữa đặc và sữa tươi vào nồi, khuấy đều hỗn hợp. Sau đó, cho hỗn hợp sữa lên bếp đun nhỏ lửa, khi sữa nóng khoảng 60 – 70 độ C thì tắt bếp.
- Cho gelatin đã mềm vào nồi hỗn hợp sữa và khuấy đều cho tan hoàn toàn. Cho tiếp sữa chua cái vào, khuấy tan.
- Tiếp theo, cho sữa vào khuôn, hũ… có nắp đậy. Xếp sữa chua vào nồi cơm điện, đổ nước nóng già vào nồi sao cho phần nước ngập 2/3 hộp sữa chua. Đậy vung nồi cơm điện, ủ sữa chua khoảng 6-8 tiếng.
- Cuối cùng. đem sữa chua sau khi ủ xong để vào ngăn mát tủ lạnh để làm mát. Khi ăn lấy sữa chua ra cắt miếng vuông.
4. Sữa chua bay bổng cùng salad
Với salad bắp cải, nếu kết hợp thêm cùng sữa chua sẽ tạo ra vị chua chua, béo béo vô cùng bay bổng.
Nguyên liệu: 1 bắp cải nhỏ, 1 củ cà rốt, 1 hộp sữa chua, 2 muỗng canh mật ong, hành lá, nước cốt chanh, giấm táo, tiêu, muối.
Cách làm:
- Đầu tiên, thái nhỏ bắp cải, cắt nhỏ hành lá, thái sợi cà rốt và bỏ tất cả vào một thố lớn.
- Trộn sữa chua với 1 muỗng nước cốt chanh, 2 muỗng giấm táo, 2 muỗng mật ong, tiêu, muối.
- Cho hỗn hợp này vào thố bắp cải và trộn đều, thêm ít mù tạc nếu thích. Món này dùng trong bữa cơm sẽ giúp kích thích vị giác của cả nhà đấy nhé.