Đồ ngọt có tác dụng bổ tỳ vị, dưỡng dương khí, bởi vậy tiết xuân nên ăn nhiều đồ ngọt để dưỡng gan khỏe mạnh.
- Cách làm khoai tây sấy vừa đơn giản lại vừa giòn thơm, ai ăn cũng thích
- Vẫn là khoai tây chiên, nhưng làm thế này thì giòn thơm lạ miệng lại đẹp mắt hơn hẳn!
Theo quan điểm của y học cổ truyền và dinh dưỡng học phương Đông, khí huyết được sinh từ gốc tỳ vị. Vào mùa xuân, nên hạn chế đồ ăn chua và tăng cường bổ sung đồ ngọt. Một số gợi ý phù hợp với các tiêu chí đó là các loại bánh, chẳng hạn bánh táo đỏ đường nâu và bánh khoai lang vừng trắng.
1. Bánh táo đỏ đường nâu
Nguyên liệu cần thiết
Táo đỏ - 150g, bột nở - 4g, đường nâu - 100g, trứng gà - 5 quả, bột mì ít gluten - 200g, vừng trắng, dầu ăn
Thực hiện bánh táo đỏ đường nâu
Cho 100ml nước cùng táo đỏ vào nồi đun sôi. Sau đó để nguội, lọc bỏ phần hạt. Hoặc bạn có thể tách phần hạt ra trước đó. Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Trong một bát to, cho trứng gà, đường nâu vào. Khuấy đều. Rây bột mì vào cùng bột nở. Dùng máy đánh trứng đánh đều lên. Đổ phần táo đỏ xay nhuyễn và chút dầu ăn vào. Đánh lại lần nữa.
Làm nóng lò ở 160 độ C. Trong khay nướng, lót giấy nướng vào sau đó đổ phần bột đã đánh vào. Rắc chút vừng trắng lên trên. Nướng khoảng 50 phút là được.
2. Bánh khoai lang vừng
Nguyên liệu cần thiết
Bột nếp - 150g, vừng trắng hoặc vừng đen (mè đen) - 80g, khoai lang - 150g, sữa đặc - 50g
2 món bánh mùa xuân không nên bỏ lỡ, tốt cho gan lại giúp dưỡng da sáng khỏe - Ảnh 3.
Cách thực hiện bánh khoai lang vừng
Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành các lát mỏng. Cho vào nước đun sôi trong lửa vừa khoảng 15 phút, tốt hơn hết là hấp trong xửng để khoai không bị ngấm nước. Sau khi khoai chín, cho thêm sữa đặc vào và tán nhuyễn.
Cho bột nếp vào phần khoai lang đã nghiền, dần dần từng chút một. Nhồi thành khối bột dẻo, không quá dính tay. Nếu khô quá có thể cho thêm chút sữa tươi.
Chia bột thành các viên nhỏ bằng nhau. Dùng lòng bàn tay xoa bột cho dẹt rồi nhúng qua phần hạt vừng. Cho xíu dầu vào chảo, đặt từng chiếc bánh khoai lang vào chiên đều hai mặt trên lửa nhỏ.
Hai món bánh dễ làm, hương vị lại thơm ngon và bổ dưỡng sẽ là lựa chọn tuyệt vời giúp tăng sức đề kháng của bạn trong mùa xuân này.
Chúc bạn thực hiện bánh táo đỏ đường nâu và bánh khoai lang vừng thành công nhé!
Tại sao phụ nữ nên thường xuyên ăn táo đỏ?
Táo tàu đỏ, hay còn được gọi là chà là Trung Quốc có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là chị em phụ nữ. Theo Webmd, táo đỏ là nguồn giàu các hợp chất chống oxy hóa cao như flavonoid, polysacarit và axit triterpenic. Chất chống oxy hóa là những chất có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn các loại tổn thương tế bào, bao gồm cả tổn thương do hóa chất gọi là gốc tự do gây ra. Bạn đang tiếp xúc với các gốc tự do từ ô nhiễm không khí, khói thuốc lá và ánh sáng mặt trời. Cơ thể bạn cũng tạo ra các gốc tự do trong quá trình trao đổi chất bình thường.
Táo đỏ được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền vì chúng có thể giúp cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra, chúng có thể giúp hỗ trợ tiêu hoá, cải thiện chứng táo bón. Bởi theo nghiên cứu, trong 100g táo đỏ khô có chứa tới 6g chất xơ.
Một số tác dụng khác được biết đến của táo đỏ như:
- Táo đỏ có chứa chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp làm giảm mức đường trong máu và cholesterol LDL, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh xơ vữa động mạch và đột quỵ.
- Táo đỏ là một nguồn cung cấp chất xơ và nước lớn, giúp giảm cảm giác đói và làm giảm lượng calo và chất béo hấp thụ trong cơ thể, nhờ đó hỗ trợ quá trình giảm cân.
- Tăng cường sức đề kháng: Táo đỏ chứa vitamin C và các chất chống oxy hóa khác, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe phụ nữ.
- Cải thiện sức khỏe da: Các chất chống oxy hóa trong táo đỏ có thể giúp ngăn ngừa sự lão hóa da và giữ cho làn da khỏe mạnh.
Tuy nhiên, để đạt được tác dụng tốt nhất của táo đỏ đối với sức khỏe phụ nữ, bạn nên ăn táo đỏ một cách đa dạng và kết hợp với một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng táo đỏ để đạt được hiệu quả như mong muốn.