Canh cua ngon miệng và rất tốt cho sức khỏe. Bí quyết nấu món ăn này sẽ càng giúp cả nhà có cơ hội thưởng thức hương vị đặc biệt vốn có của nó.
- Khi luộc trứng, thực hiện theo cách đơn giản sau đây đảm bảo trứng thơm ngon, róc vỏ, 100% bất bại
- Đun sôi nước trong lò vi sóng được không? Điều gì sẽ xảy ra nếu sử dụng sai mục đích
Chắc các mẹ chưa biết, cua đồng không chỉ là món ăn dân dã được ưa chuộng, từ lâu cua được xem là vị thuốc quý bổ dưỡng phòng trị bệnh.
Theo sách Hải Thượng Lãn Ông: “Điền giải là cua đồng có vị ngọt lạnh, ít độc, hay sinh phong tác dụng nối gân tiếp xương, chữa phong nhiệt, trừ mụn độc lở, huyết kết thống”.
Thịt cua đồng giàu protid; có lipid, Ca, P, Fe; vitamin B1, B2, PP, B6,… Cua đồng dùng rất tốt trị chứng gân xương yếu dễ gãy lâu lành; chứng huyết nhiệt huyết ứ, đau đầu, đau tim, đau ngực sườn; “trúng phong” tai biến yếu liệt chi, đau tê, miệng, mắt méo lệch; chứng phong ngứa, vảy nến, mụn độc lở…
Về giá trị dinh dưỡng của canh cua đồng, ngoài các chất dinh dưỡng có trong cua đồng, rau củ nấu cùng cũng cung cấp lượng dinh dưỡng, vitamin cho cơ thể. Canh cua có nhiều chất bổ dưỡng đó là chất đạm, canxi, sắt, đồng thời giúp bổ sung lượng nước và các chất điện giải cho cơ thể khi thời tiết nóng.
Cách nấu canh cua siêu ngon
Nếu đã từng nấu canh cua mà gạch cứ "rơi rụng", chìm nghỉm dưới đáy nồi, đáy bát, đây chính là bài viết dành cho bạn. Nấu canh cua không dễ nhưng cũng chẳng khó, điều quan trọng nằm ở 3 bí quyết đơn giản dưới đây.
- Khi đi mua cua, bạn nên chọn những con cua có đủ 8 cẳng và 2 càng, càng luôn hướng lên trên. Đặc biệt, bạn nên chọn những con có thân mập, dùng tay ấn vào phần yếm dưới bụng cua không bị lún. Những con cua như vậy thường sẽ chắc thịt hơn. Ngược lại, không nên chọn những con cua khi ấn vào phần yếm bị lún, vì đó là những con ít thịt.
- Để làm sạch cua, bạn hãy ngâm cua trong nước khoảng 30 phút. Sau đó, xả đầy nước vào chậu cua, dùng rổ/rá to úp lên miệng chậu và lắc thật mạnh. Lặp lại thao tác lắc này khoảng 3-4 lần và thay nước giữa mỗi lần là cua sẽ nhả hết cát, bùn đất.
- Bạn cho phần nước cua đã lọc được vào nồi, đun lửa nhỏ và không khuấy. Khi thấy gạch cua bắt đầu nổi lên, bạn nghiêng nhẹ nồi để gạch kết lại thành tảng. Tiếp tục nấu thêm khoảng 3 phút trên lửa vừa. rồi thêm rau và phần gạch lấy từ mai cua vào. Bạn dìm rau nhẹ nhàng để tránh làm vỡ gạch cua.
- Trước khi tắt bếp khoảng 1 phút, bạn nêm nếm nồi canh với chút muối và nước mắm là được. Tùy vào sở thích cá nhân mà bạn có thể nấu canh cua với rau đay, mướp hoặc rau muống, rau cải
Lưu ý khi ăn cua đồng
- Tuyệt đối không chế biến cua đồng đã chết vì trong cua đồng chết có chất histidine gây dị ứng nổi mề đay, ngứa ngáy, nôn nao, đau đầu, chóng mặt, bị ngộ độc (đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy và một số vấn đề xấu khác đối với sức khỏe…).
- Tuyệt đối không ăn gỏi cua hay uống nước cua sống. Xa xưa, các đô vật trước khi bước vào trận đấu thường uống một bát nước cua đặc để tăng cường sức lực, vật khỏe và dai sức hơn. Những người đấu võ bị đòn đau, có ứ huyết cũng bảo nhau uống vài bát nước cua sống để trị chấn thương, chỗ đau chóng lành. Việc làm này có thể gây hậu quả xấu cho sức khoẻ. Đúng là trong nước cua đồng có nhiều chất bổ dưỡng nhưng nước cua đồng sống và gỏi cua đều là những món ăn sống có thể chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm gây ngộ độc thức ăn, đặc biệt là bệnh sán lá phổi (Paragonimus ringeri).
- Bệnh sán lá phổi tuy ký sinh trong phổi và đẻ trứng ở phế quản nhưng vẫn là một bệnh lây theo đường tiêu hóa. Trứng sán từ phổi bệnh nhân được bài xuất ra ngoài theo đờm, xuống nước và hình thành ấu trùng ở trong. Ấu trùng này ra khỏi vỏ trứng tìm đến một số loài ốc để ký sinh, sau đó vỏ ốc tìm các loài cua và tôm nước ngọt ký sinh dưới dạng nang trùng sán nói trên do đun nấu chưa chín sẽ lây bệnh.
Như vậy ăn gỏi cua và uống nước cua sống là đường lây truyền bệnh sán lá phổi rất thuận lợi nếu trong số cua đồng chúng ta ăn gỏi hoặc giã lấy nước có một số con mang nang trùng sán.