Nước được đun sôi trong lò vi sóng có được hay không? Và điều gì sẽ xảy ra nếu thiết bị này sử dụng không đúng cách.
- Luộc vịt cứ cho thêm loại quả này vào nồi: Mùi thơm phưng phức, cả nhà có món canh ngon bổ
- Nhận một tấm xốp hơi tưởng vô dụng nào ngờ có đến 6 tác dụng kì diệu: Nói ra bạn phải trầm trồ
Lò vi sóng dùng để đun nước sôi được không?
Theo Vinmec, lò vi sóng đã trở thành sản phẩm chủ lực trong nhiều gia đình kể từ khi được phát minh vào những năm 1940. Chúng được biết đến để làm cho công việc nhà bếp dễ dàng hơn, nhanh hơn và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, câu trả lời cho các câu hỏi liên quan đến an toàn của lò vi sóng, cụ thể là sự ảnh hưởng đến chất lượng nước như thế nào, vẫn chưa có thông tin cụ thể.
Một nghiên cứu về ảnh hưởng của các mức nhiệt khác nhau trong lò vi sóng lên tính chất của nước đã xác nhận rằng vi sóng có thể làm nóng nước đến nhiệt độ sôi. Điều đó nói rằng, sóng điện từ trong vi sóng làm nóng các phân tử nước ở các điểm ngẫu nhiên. Điều này có nghĩa là nếu nước không được đun nóng đủ lâu, cốc nước có thể chỉ sôi ở phần dưới và vẫn lạnh ở phần trên.
Do đó, người dùng nên lưu ý để khuấy nước trước khi sử dụng, đồng thời sử dụng các loại cốc đủ tiêu chuẩn để cho vào lò vi sóng.
Mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe của lò vi sóng vẫn còn gây tranh cãi. Cho đến nay, không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy vi sóng có tác dụng gây ung thư, điều đó có nghĩa việc đun nước sử dụng lò vi sóng là an toàn.
Báo Người Đưa Tin cũng phân tích về việc một số cho rằng, việc đun sôi nước bằng lò vi sóng là hoàn toàn hợp lý, song cũng có người cho rằng, việc đun sôi nước bằng lò vi sóng là sử dụng thiết bị sai mục đích, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người dùng.
Theo các chuyên gia tại Viện Đại học Texas - Austin, Mỹ, việc đun nước sôi bằng lò vi sóng hoàn toàn được cho phép. Tuy nhiên, đúng là nó cũng tiềm ẩn rủi ro cho con người. Lò vi sóng sử dụng sóng vi ba để làm nóng thực phẩm bên trong thiết bị. Khi người dùng ấn nút khởi động, thường chỉ mất 2 giây để thiết bị sản sinh ra luồng nhiệt, thổi vào khoang nấu. Ngoài ra, sóng vi ba của lò vi sóng cũng dễ bị phản ứng bởi nhiều chất, trong đó có nước, từ đó sinh ra ma sát giữa các phân tử, sản sinh ra nhiệt năng lớn.
Chính bởi vậy, khi đun nước với lò vi sóng trong thời gian quá lâu và nhiệt độ quá cao, rất dễ xảy ra hiện tượng quá nhiệt. Khi người dùng tiến hành lấy bát/cốc nước ra khỏi thiết bị, có thể không may bị nước sôi bắn vào cơ thể, gây bỏng. Tình trạng sẽ nguy hiểm hơn khi nước sôi bắn vào mặt, vào mắt.
Sử dụng lò vi sóng như nào để an toàn?
Theo Báo Lao Động, các tiêu chuẩn này yêu cầu bất kỳ bức xạ nào do lò phát ra phải thấp hơn nhiều so với mức được biết là có thể gây thương tích. Do đó, có những lưu ý khi sử dụng lò vi sóng sau đây:
- Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất: Các hướng dẫn trong sách hướng dẫn sử dụng cung cấp các quy trình vận hành được khuyến nghị và các biện pháp phòng ngừa an toàn.
- Lưu ý khay đựng đồ ăn: Bạn không nên sử dụng chảo kim loại hoặc giấy nhôm vì vi sóng phản xạ lại chúng, khiến thức ăn chín không đều và có thể làm hỏng lò. Bạn cũng không nên sử dụng một số hộp nhựa, vì thức ăn đun nóng có thể khiến nhựa bị chảy.
- Sử dụng bắt tay cách nhiệt: Trong trường hợp nước, khay đựng đồ ăn quá nóng, thì bạn nên sử dụng khăn tay bắt nồi cách nhiệt để tránh bị bỏng.
- Kiểm tra rò rỉ: Không có lý do gì để lo ngại về việc rò rỉ bức xạ vi sóng dư thừa từ các lò này trừ khi bản lề cửa, chốt hoặc vòng đệm bị hỏng. Đồng thời, bạn không sử dụng lò nướng nếu cửa không đóng chặt hoặc bị cong, vênh hoặc bị hư hỏng.
- Không sử dụng lò khi đang mở cửa: Các chuyên gia giám sát các thiết bị điện tử về vấn đề an toàn bức xạ và đã nhận được ngày càng nhiều báo cáo về các lò vi sóng có thể vẫn bật và hoạt động khi cửa mở. Họ khuyến cáo bạn ngay lập tức ngừng sử dụng lò vi sóng nếu điều này xảy ra.