Theo các chuyên gia, việc rửa lâu dưới vòi nước cũng có thể giúp ích rất nhiều trong việc rửa sạch dư lượng thuốc trừ sâu khỏi trái cây và rau quả.
- Một nắm lá siêu đơn giản ở Việt Nam giúp làm sạch lông vịt, không còn cọng thừa: Ngoài vườn không thiếu
- Rải một nắm baking soda xuống giường: Kết quả khiến bạn phải kinh ngạc sau 1 đêm
Những loại rau dễ nhiễm thuốc trừ sâu
Theo VTC thông tin từ Aboluowang, rau rất giàu chất dinh dưỡng, bổ sung cho cơ thể các loại vitamin và chất xơ. Tuy nhiên, để tăng sản lượng, nhiều nông dân phun thuốc trừ sâu trong quá trình sinh trưởng của rau và xịt một số loại hóa chất để giữ tươi trong quá trình vận chuyển.
Điều làm các bà nội trợ lo lắng đó là rau có chứa hàm lượng thuốc trừ sâu. Nếu ăn phải rau có chứa thuốc trừ sâu có thể bị ngộ độc thực phẩm thậm chí là đe dọa tính mạng.
- Cà chua
Cà chua là một loại cây yếu ớt, dễ bị các loại côn trùng, sâu bệnh tấn công nên người trồng thường phải xịt nhiều hóa chất bảo vệ thực vật. Vì thế, nó nằm hàng đầu trong danh sách các loại rau dễ tồn dư thuốc trừ sâu.
- Rau muống
- Dưa chuột
Để bảo vệ dưa chuột khỏi các loại côn trùng gây hại, người trồng thường sử dụng các loại thuốc hóa học có mùi khó chịu. Đặc biệt nhiều người vì lợi nhuận còn sử dụng cả chất kích thích nhằm rút ngắn chu kỳ sinh trưởng của dưa chuột, cho quả to, đẹp hơn.
- Súp lơ
Dù là súp lơ trắng hay súp lơ xanh, cấu tạo đặc biệt của chúng vẫn dễ dàng giữ lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trứng côn trùng và côn trùng trong các kẽ hở. Càng gần lúc thu hoạch, người trồng càng hay sử dụng thuốc trừ sâu nhiều để bảo vệ bông cải.
- Bắp cải
Bắp cải thường được phun hai loại thuốc trừ sâu trong quá trình sinh trưởng, một loại phun vào rễ và một loại phun lên lá. Nó cũng thường được tưới phân lân và phân đạm để kích thích tăng trưởng. Do đó dù bắp cải có cuộn lại thì khi rửa rau, bạn cũng cần gỡ ra từng lá và ngâm rửa sạch trước khi chế biến.
- Táo
Cũng theo Tiền Phong, những trái táo lúc còn non đã được bọc bởi một loại túi tẩm thuốc trừ sâu loại cấm sử dụng khi chín sẽ cho trái láng mượt, căng hồng và không bị nấm mốc nên bán được giá rất cao. Những đốm trắng bên trong thành túi là bột thuốc trừ sâu. Vì thế, bạn cần phải lưu ý nếu như có ý định mua táo hay ăn táo
- Dâu tây
Dâu tây là một trong những loại quả được phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích nhiều nhất. Trong ngon lành, căng mọng như vậy nhưng trong quá trình sản xuất dâu tây, người ta đã sử dụng rất nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh vì loại quả này rất dễ bị sâu tấn công.
Làm sạch như thế nào?
Cũng theo Dân Trí thông tin từ New York Times, thuốc trừ sâu phun trên trái cây và rau quả tích tụ ở phần vỏ bên ngoài, tuy nhiên lớp vỏ này không tạo thành hàng rào không thấm nước. Ngoài ra, một số loại thuốc trừ sâu có thể hấp thụ vào mô của trái cây hoặc rau để bảo vệ chúng khỏi sâu bệnh xâm nhập qua vỏ. Dưa chuột và táo đều được bao phủ bởi một lớp sáp bảo vệ tự nhiên, nhưng một khi thuốc trừ sâu khuếch tán qua lớp đó, việc rửa sạch chúng sẽ trở nên khó khăn hơn.
- Rửa dưới vòi nước và baking soda, muối, dấm
Theo VnExpress thông tin từ Aboluowang, các chuyên gia khuyến cáo cần chú ý khi ăn, đầu tiên nên nhặt sạch sẽ, bỏ bớt lớp ngoài, sau đó rửa dưới vòi nước chảy. Bước kế tiếp là ngâm trong dung dịch baking soda, muối hoặc nước vo gạo sẽ giúp loại bỏ các tạp chất và dư lượng thuốc trừ sâu. Khi ăn nên gọt vỏ, loại bỏ lá, chần qua nước.
Đầu bếp Mike Nassar của nhà hàng Detroit 75 Kitchen (Mỹ) đã chia sẻ cách làm sạch rau và trái cây khỏi dư lượng thuốc trừ sâu, thu hút hơn 14 triệu lượt xem.
Trong video, anh hướng dẫn cách sử dụng baking soda để rửa sạch thuốc trừ sâu độc hại trên rau củ quả một cách dễ dàng. Chỉ cần hòa vài thìa baking soda vào nước, ngâm rau củ khoảng 15 phút, cuối cùng rửa sạch.
Theo Ndtv.com dẫn tin từ CSE, rửa bằng nước muối sẽ loại bỏ hầu hết dư lượng thuốc trừ sâu tiếp xúc thường xuất hiện trên bề mặt của rau và trái cây. Khoảng 75%-80% dư lượng thuốc trừ sâu được loại bỏ bằng nước lạnh. Ngoài ra, hãy cẩn thận hơn với các loại trái cây và rau quả cụ thể như: nho, táo, ổi, mận, xoài, đào, cà chua, đậu bắp... vì chúng có thể mang dư lượng thuốc BVTV nhiều hơn trong các đường nứt hoặc kẽ hở của chúng.
Hoặc cho rau quả vào một chậu nước có pha dấm loãng theo tỉ lệ 10% dấm-90% nước. Ngâm hỗn hợp trong khoảng 15 phút. Sau đó vớt rau củ quả ra, rửa sạch. Hãy cẩn thận trong khi rửa trái cây như quả mọng vì dung dịch có thể làm hỏng lớp da bên ngoài của chúng.
- Gọt vỏ của rau củ quả
Bất kỳ loại củ quả có vỏ nào cũng cần gọt trước khi ăn. Và nên rửa sạch trước khi gọt, để ráo nước rồi mới tiến hành gọt vỏ. Điều này sẽ giảm nhẹ sự nhiễm bẩn, lây chéo từ tay bạn hoặc vỏ bẩn vào phần thịt trái cây.
- Cắt bỏ cuống hoặc đoạn nứt nẻ trên rau củ
Nếu bạn không mua rau củ quả ở cửa hàng bán thực phẩm hữu cơ thì cần chú ý phần lõm nơi cuống hoặc nứt nẻ trên rau củ. Đơn giản vì có nhiều loại rau quả có cuống và vùng cuống lõm sâu như ớt chuông, bắp cải, rau cải có bẹ hay dưa leo... Khi phun thuốc BVTV thường bị đọng lại ở vùng này, tích tụ lâu ngày ngấm sâu vào bên trong. Vì vậy theo các chuyên gia sức khỏe cũng như chuyên gia của trang Ndtv.com, khi sơ chế những loại thực phẩm này, những phần có khả năng bám thuốc trừ sâu nhiều thì nên cắt bỏ. Sau đó mới rửa thật kỹ, để hạn chế chúng lây lan ra phần rau khác.
- Chọn mua sản phẩm hữu cơ
Theo Wikihow, cách đơn giản và hữu hiệu nhất để bảo vệ bạn trước tình trạng dư lượng thuốc BVTV lớn trong rau củ là mua sản phẩm hữu cơ hoặc thực phẩm an toàn.