Một nắm lá siêu đơn giản ở Việt Nam giúp làm sạch lông vịt, không còn cọng thừa: Ngoài vườn không thiếu

Mẹo vặt trong bếp 27/10/2023 05:00

Khi làm lông vịt, nhiều người sợ hãi vì lông măng có thể mọc lên sau khi đã cố gắng nhặt nhiều lần. Cách làm này giúp bạn thực hiện làm lông vịt tốt hơn lại vô cùng đơn giản.

Tác dụng của thịt vịt trong đời sống

Theo Báo Lao Động, thịt vịt có hương vị vô cùng thơm ngon, được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là những lợi ích của thịt vịt đối với sức khỏe mà ít ai biết đến.

- Duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần

Thịt vịt chứa nhiều khoáng chất cần thiết như đồng giúp duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần luôn ổn định.

Ngoài ra, thịt vịt cũng rất tốt trong việc giảm hàm lượng cholesterol có hại và nâng cao hàm lượng cholesterol có lợi trong cơ thể.

Một nắm lá siêu đơn giản ở Việt Nam giúp làm sạch lông vịt, không còn cọng thừa: Ngoài vườn không thiếu - Ảnh 1
Thịt vịt có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Ảnh: Internet

- Tăng trọng lượng cơ thể một cách tự nhiên

Hàm lượng axit béo cao có trong thịt vịt có tác dụng làm tăng cân một cách tự nhiên. Tuy nhiên, nên tiêu thụ thịt vịt một cách hợp lý để hình thành trọng lượng cơ thể lý tưởng, bởi hàm lượng chất béo và chất đạm trong vịt gấp đôi thịt gà bình thường.

- Giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường

Hàm lượng chất niacin (vitamin B3) có trong thịt vịt cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Chất niacin sẽ giúp đường tiêu hóa hấp thụ carbohydrate, protein và chất béo dễ dàng hơn.

Ngoài ra, việc tiêu thụ thịt vịt cũng đặc biệt tốt cho việc khắc phục bệnh tiểu đường.

- Tăng cường sinh lực nam giới

Thịt vịt chứa hàm lượng thiamine (vitamin B1) có tác dụng thúc đẩy hệ thống tuần hoàn và thần kinh, điều này có liên quan mật thiết đến sinh lực của nam giới.

- Chăm sóc làn da

Thịt vịt có thể đáp ứng nhu cầu về chất béo, giúp duy trì độ ẩm cho da, cho bạn một làn da luôn tươi trẻ và căng mịn.

Nếu cơ thể bị thiếu chất béo sẽ xuất hiện các dấu hiệu như da bị đóng vảy và xỉn màu. Trên thực tế, chất béo trở thành một trong những yếu tố bảo vệ làn da trước những thay đổi của thời tiết. Vì vậy, nên thêm thịt vịt vào chế độ ăn uống của bạn để thấy được những hiệu quả không ngờ của nó.

Cách làm lông vịt siêu nhanh bằng một nắm lá

Theo dân gian, thịt vịt là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng lại "được lòng" rất nhiều người. Thế nhưng, khi làm thịt vịt rất khó để nhổ sạch lông măng và khử mùi hôi. Hãy bỏ túi ngay mẹo vặt dưới đây.

Cách thực hiện:

- Lá đu đủ vò nhỏ, sau đấy cho vào nồi nước, đun sôi.

- Vịt sau khi cắt tiết nhúng qua nước lạnh cho ướt đều lông, da.

- Vớt vịt ra, rưới chút rượu trắng hoặc giấm gạo nên mình vịt, để như thế trong 10 phút.

- Sau khi nước sôi, dùng nước luộc lá đu đủ này để nhúng vịt vào. Nhúng vào vài phút, nếu lông ở cánh dễ dàng được nhổ ra thì vớt vịt, tiến hành làm lông như bình thường.

Một nắm lá siêu đơn giản ở Việt Nam giúp làm sạch lông vịt, không còn cọng thừa: Ngoài vườn không thiếu - Ảnh 2
Lá đu đủ có nhiều tác dụng. Ảnh: Internet

 

Một nắm lá siêu đơn giản ở Việt Nam giúp làm sạch lông vịt, không còn cọng thừa: Ngoài vườn không thiếu - Ảnh 3
Lá giúp làm sạch lông vịt. Ảnh: Internet

Khi nhổ lông vịt, bạn cần miết tay sát da, xuôi theo chiều lông mọc để phần lông tơ được làm sạch, nhanh hơn.

Với cách nhổ lông vịt đơn giản này, bạn sẽ dễ dàng làm sạch lông tơ của vịt, ngay cả nàng dâu vụng đến mấy cũng sẽ thành công.

Lưu ý: Chúng ta thường có thói quen nhúng vịt vào nước thật sôi, tức là nước sôi 100 độ C. Tuy nhiên, việc dùng nước quá nóng sẽ làm cho lỗ chân lông của vịt co lại. Trong bước này, bạn chỉ cần nhúng vịt vào nước nóng chừng 40-50 là được, sau đó để một vài phút và nhổ thử vài cái lông. Nếu thấy nhổ dễ, bạn vớt ra và tiến hành làm lông vịt.

Khử mùi hôi vịt

Vịt thường có mùi hôi và nguyên nhân chính dẫn tới mùi khó chịu chính là phao câu – nơi tập trung tuyến nhờn của vịt, ngan, gà. Chính vì vậy, sau khi nhổ lông xong hãy mổ bụng, lấy bộ lòng, ắt phau câu. Trong trường hợp muốn giữ lại bộ phận này thì hãy cắt bỏ cục hôi màu vàng phía trên phao câu.

Tiếp đến dùng muối xát quanh mình con vịt, cắt đôi quả chanh chà khắp một lần nữa rồi rửa sạch trước khi chế biến. Sau đó ngâm vịt trong chậu nước lã 20 phút để thịt vịt trắng đẹp. Nếu như luộc vịt thì nên đập dập gừng cho vào nồi nước luộc. Ngoài ra, bạn còn có thể dập gừng hoặc lấy rượu chà khắp thân vịt để khử mùi.

Ăn thịt vịt bao nhiêu là đủ?

Đối với các loại vịt nuôi thì trong 100g thịt vịt (đã tính luôn da) sẽ cung cấp cho cơ thể chúng ta một lượng năng lượng tương đương 211 calo, 17g protein, 5g chất béo đã bão hòa cùng với 15g chất béo không bão hòa. Với hàm lượng calo cũng như protein trên nên thịt vịt được cân nhắc và lựa chọn là một trong các thực phẩm chúng ta nên ăn trong quá trình giảm cân.

Đối với những người ăn thịt vịt không mà không ăn da thì hàm lượng calo sẽ thấp hơn và chỉ còn lại khoảng tầm 130 calo/100g. Tuy nhiên các mức calo của thịt vịt có thể sẽ thay đổi tăng lên hay giảm xuống bằng cách chúng ta chế biến món ăn.

Chuyên gia khuyến cáo nên ăn món ăn từ thịt vịt nhiều nhất là 2 lần/ tuần. Hơn nữa, thịt vịt hay bất kể món ăn nào như: Thịt gà, tôm, trứng,... cũng nên ăn theo một số nguyên tắc dinh dưỡng mới thực sự tốt. Không phải vì thịt vịt giàu dinh dưỡng, nhiều công dụng mà bạn ăn thường xuyên, tần suất lớn sẽ khiến bị phản tác dụng không mong muốn.

Một số món ăn, bài thuốc từ thịt vịt

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống dẫn tin từ y học cổ truyền, thịt vịt có vị ngọt, tính hàn. Tác dụng: bổ huyết, thanh nhiệt dưỡng âm, lợi thấp nhiệt, giải độc, hòa ngũ tạng... Trị suy nhược nóng trong, đại tiểu tiện kém, mồ hôi trộm, di tinh, miệng khô, khát, ít kinh nguyệt.

Chữa sinh lý yếu, mộng tinh di tinh, đau lưng mỏi gối: Dùng bài Canh vịt nấm hương: thịt vịt, cà rốt, kỷ tử, nấm hương, hạt sen, gừng, hành, táo đỏ, mùi, gia vị vừa đủ nấu ăn.

Một nắm lá siêu đơn giản ở Việt Nam giúp làm sạch lông vịt, không còn cọng thừa: Ngoài vườn không thiếu - Ảnh 4
Thịt vịt có nhiều tác dụng. Ảnh: Internet

Chữa đau đầu, chóng mặt ù tai, khó ngủ: Dùng bài Canh khoai sọ thịt vịt: thịt vịt ướp gia vị, khoai sọ, rau nhút, mắm muối, gia vị vừa đủ, nấu canh ăn, tuần vài lần.

Chữa tiểu buốt, dắt, tiểu vàng đục: Dùng bài Lẩu thịt vịt lá giang: thịt vịt, lá giang, hoa chuối, rau muống, gừng, sả, ớt, gia vị vừa đủ, nấu lẩu ăn.

Chữa viêm gan vàng da, tiểu vàng: Dùng bài Lẩu vịt nấu nấm: thịt vịt, nấm rơm, nấm đông cô, nấm sò, đậu phụ, nước dùng vịt, rau ăn lẩu như rau muống, rau cải, hoa chuối, giá đậu, gia vị vừa đủ, nấu lẩu ăn.

Chữa chứng nóng trong, miệng khô khát: Dùng bài Canh bí thịt vịt: thịt vịt, bí đao, gừng, hành, mùi, gia vị vừa đủ, nấu canh ăn.

Chữa ăn kém, mệt mỏi, phù mặt và tay chân: Dùng bài Cháo vịt đậu xanh: thịt vịt, tiết vịt, gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh, giá sống, gừng, hành, mùi, gia vị vừa đủ nấu cháo ăn nhiều lần.

Chữa táo bón, hoa mắt chóng mặt: Dùng bài Canh đu đủ thịt vịt: thịt vịt, đu đủ, khoai tây, muối, tiêu, nước dùng vịt, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Chữa phụ nữ kinh nguyệt ít, hay bốc hỏa: Dùng bài Vịt nấu chao: thịt vịt, khoai môn, rau muống, chao đậu, nước dừa xiêm, bún, gừng, tỏi, ớt, gia vị vừa đủ, nấu ăn tuần vài lần.

Chữa nhiều mồ hôi, người nóng khó ngủ: Dùng bài Canh vịt nấu củ sen: thịt vịt, củ sen, đậu Hà Lan, cà rốt, hạt sen, gia vị vừa đủ, nấu canh ăn, tuần vài lần.

Chữa đau lưng mỏi gối, váng đầu, miệng khô: Dùng bài Gỏi vịt bắp cải: thịt vịt luộc xé, bắp cải, dưa chuột, hành tây, cà rốt thái nhỏ, đậu phộng rang, rau răm, chanh, tỏi, ớt, gia vị vừa đủ, làm gỏi ăn tuần vài lần.

 

Chuyên gia cảnh báo sai lầm khi điều chỉnh nhiệt độ của tủ lạnh: Gây tốn điện, thức ăn có mùi, nhanh hư, nhiều người phạm phải mà không nhận ra

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học RMIT ở Úc, một nghiên cứu gần đây cho thấy gần 20% hộ gia đình để tủ lạnh ở nhiệt độ không chính xác.

TIN MỚI NHẤT