Thịt gà 'hỏng' nguy cơ nhiễm độc rất cao: 3 dấu hiệu nhận biết bạn cần quan tâm

Mẹo vặt trong bếp 08/05/2024 04:36

Trước khi tiến hành chế biến, điều quan trọng là phải kiểm tra bề ngoài của thịt gà để đánh giá xem có dấu hiệu ôi thiu hay không.

Cách nhận biết thịt gà ngon

Thịt gà ngon sẽ giúp bữa ăn của bạn được đảm bảo dinh dưỡng. Dưới đây là một số lưu ý: Đối với gà ta ngon, nên chọn những con gà có da gà ta vàng nhạt, mỏng, mịn, độ đàn hồi cao và chỉ vàng đậm ở một số chỗ như ức, cánh, lưng. Gà ta làm sẵn thường có thân hình nhỏ gọn, săn chắc, ức hẹp.

Dùng tay ấn vào mình gà, lườn gà hoặc đùi để kiểm tra, nếu thịt săn chắc là gà ngon. Còn nếu thịt nhão, trơn, biến dạng, bị lõm kiểu phù nhiều nước, chứng tỏ gà bị tiêm thuốc nước đôi khi còn bị pha lẫn hàn the vào. Tuyệt đối không mua gà này, để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thịt gà 'hỏng' nguy cơ nhiễm độc rất cao: 3 dấu hiệu nhận biết bạn cần quan tâm - Ảnh 1
Cách chọn gà ngon. Ảnh: Internet

Một trong những bí quyết khác chọn gà mổ sẵn ngon là bạn hãy kiểm tra phần cổ gà. Nếu như trên cổ có màu sắc sáng bóng không bị tụ máu bầm, hoặc những nốt sần đỏ li ti thì đó là gà khỏe mạnh thơm ngon. Ngoài ra, để tránh mua phải gà bơm nước, bạn hãy để ý, dùng tay ấn vào vị trí bị nghi là bơm nước (chủ yếu là đùi, lườn) để kiểm tra, nếu thấy nhão, trơn hoặc biến dạng thì không mua.

Để chọn mua những con gà còn sống ngon và an toàn, bạn cần quan sát đến phần mắt và mỏ của gà. Những con gà bị bệnh sẽ nhắm nghiền mắt, phần mắt và mũi thường bị chảy dịch. Bên cạnh đó, gà bệnh sẽ có biểu hiện khó thở, hơi khò khè.

Phần chân gà bệnh thường xuất hiện các vết bầm, sưng tấy, đôi khi chuyển sang các màu lạ. Còn phần mào thì có màu tím nhợt hay bầm đen.

Dấu hiệu nhận diện thịt gà bị hỏng

Thịt gà hỏng dẫn đến nhiễm khuẩn, ngộ độc. Thực tế, không ít trường hợp trên xảy ra. hận diện qua hình dáng và màu sắc

Trước khi tiến hành chế biến, điều quan trọng là phải kiểm tra bề ngoài của thịt gà để đánh giá xem có dấu hiệu ôi thiu hay không. Thông thường, thịt gà tươi sẽ mang màu hồng nhẹ và phần mỡ có màu trắng. Nếu nhận thấy thịt có màu xám hoặc xanh lá, hoặc mỡ chuyển sang màu vàng, thì đó là biểu hiện của việc thịt gà đã không còn tươi.

Thịt gà 'hỏng' nguy cơ nhiễm độc rất cao: 3 dấu hiệu nhận biết bạn cần quan tâm - Ảnh 2

Nếu thịt gà xuất hiện nấm mốc, điều này chỉ rõ thịt đã bị hỏng. Thịt gà nên được lưu trữ ở ngăn mát tủ lạnh và chỉ giữ tươi trong khoảng 1-2 ngày; nếu không chế biến ngay thì cần phải được đông lạnh. Ảnh: Internet

Với thịt gà đã được nấu chín, màu sắc của phần thịt phải là trắng. Nếu phần thịt chín vẫn giữ màu hồng, đó là dấu hiệu cho thấy gà chưa được nấu chín đúng cách.

Thịt gà nấu chín có thể trở nên ôi thiu nếu bị giữ trong "vùng nhiệt độ nguy hiểm" giữa 4 độ C và 60 độ C trong thời gian dài. 

Trước khi tiến hành chế biến, điều quan trọng là phải kiểm tra bề ngoài của thịt gà để đánh giá xem có dấu hiệu ôi thiu hay không

Một trong những cách đơn giản để phát hiện thịt gà không còn tươi là thông qua mùi của nó.

Thịt gà tươi thường không mùi hoặc chỉ có mùi rất nhẹ và tự nhiên. Nếu phát hiện thịt gà phát ra mùi chua, hoặc mùi giống như lưu huỳnh - mùi tương tự như trứng bị ôi - thì đó là dấu hiệu rõ ràng rằng thịt gà đã không còn sử dụng được và cần được loại bỏ ngay lập tức.

Thịt gà 'hỏng' nguy cơ nhiễm độc rất cao: 3 dấu hiệu nhận biết bạn cần quan tâm - Ảnh 3
Nhận biết thông qua màu sắc, mùi vị. Ảnh: Internet

Thịt gà tươi khi chạm vào sẽ có cảm giác hơi ẩm và mềm mại nhưng không bị dính. Nếu thấy thịt gà sống bị trơn và phát sinh chất nhầy, khiến cho tay cảm thấy dính sau khi tiếp xúc, đó là chỉ dấu không thể bỏ qua về việc thịt đã bắt đầu biến chất.

Khi đã nấu chín, thịt gà sẽ có độ săn chắc và khô ráo hơn so với khi còn sống. Bất kỳ sự thay đổi nào trong độ đàn hồi, độ ẩm, hoặc cảm giác dính khi chạm vào thịt gà nấu chín đều là dấu hiệu của việc thịt đã không còn tốt để tiêu thụ.

Chế biến và bảo quản thịt gà đúng cách để phòng ngộ độc

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do thịt gà, các bà nội trợ cần lưu ý thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Khi mua thịt gà sống ở chợ hoặc siêu thị cần cho gà vào túi dùng một lần trước khi cho vào giỏ hàng hoặc tủ lạnh để chúng không bị dính vào các thực phẩm khác.

- Rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với thịt gà.

- Không rửa thịt gà sống gần các thực phẩm khác vì trong quá trình rửa, nước rửa gà có thể bắn ra làm ô nhiễm các thực phẩm, đồ dùng và bề mặt khác.

- Dùng thớt riêng để chế biến thịt gà sống. Rửa thớt, đồ dùng, bát đĩa và mặt bàn bếp bằng nước rửa bát sau khi sơ chế gà và trước khi chế biến món tiếp theo.

- Không để thực phẩm đã nấu chín hoặc sản phẩm tươi sống trên đĩa, thớt, hoặc bề mặt khác mà trước đó đã đựng thịt gà sống.

- Không nên dùng lò vi sóng hoặc các thiết bị điện tử có khả năng làm nóng không đều để chế biến thịt gà đông lạnh.

- Chỉ ăn thịt gà khi đã được nấu chín kỹ, không còn màu đỏ, không ăn thịt gà tái.

- Làm lạnh hoặc đông lạnh thịt gà còn thừa trong vòng 2 giờ (hoặc trong vòng 1 giờ nếu trời nóng).

- Để bảo quản thịt gà chín, cần phải lưu trữ ở nhiệt độ dưới 4 độ C trong tủ lạnh và đặt trong hộp kín không quá 3 ngày.

 

Cẩn thận với các loại quả 'ngấm' đầy hóa chất trong mùa hè: Khi ăn nhớ lưu ý

Lưu ý những loại quả sau để bạn tránh rước hóa chất vào người.

TIN MỚI NHẤT