Nếu chỉ đem thịt lợn đi rửa nước lã, sẽ khiến thịt thêm bẩn hơn. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách ngâm thịt trong loại nước này, thịt sẽ sạch sẽ và nhiều dinh dưỡng hơn.
- Hai thứ đồ cũ, nghèo đến mấy cũng không giữ: Nếu có ở nhà thì nhanh tay dọn đi kẻo quên
- Luộc lòng hãy nhớ bỏ thêm thứ này trước khi cho vào nước làm lạnh, lòng luộc xong đảm bảo trắng tinh, giòn sần sật lại không có mùi 'kì lạ'
Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình. Tuy giàu dinh dưỡng, dễ chế biến được nhiều món ăn ngon nhưng thịt lợn cũng có thể biến thành “ổ vi khuẩn” nếu bạn rửa sai cách.
Thường khi nấu thịt lợn, các bà nội trợ chỉ đơn giản là rửa sạch thịt bằng nước lã rồi đem chế biến. Rửa thịt chỉ bằng nước sạch chưa đủ, vì trên bề mặt thịt có một lớp mỡ tự nhiên, vì vậy việc rửa bằng nước sẽ không thể làm sạch các chất bẩn bám trên bề mặt.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa được thông tin đầy đủ về tác hại của việc chỉ rửa thịt bằng nước lã. Thực tế, nếu không thực hiện đúng cách, việc rửa thịt chỉ bằng nước lã có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho con người.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những tác hại khôn lường từ việc chỉ rửa thịt bằng nước lã và nên rửa thịt như thế nào để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Tại sao không nên chỉ rửa thịt bằng nước lã?
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cũng từng đưa ra khuyến nghị không nên rửa thịt trước khi nấu. Cơ quan này đưa ra quan điểm, việc rửa thịt không những không làm sạch mà nó còn tăng thêm nguy cơ lây nhiễm chéo trong nhà bếp từ đó dễ dẫn tới ngộ độc thực phẩm.
Một số chuyên gia cũng nhận định rửa thịt bằng nước thông thường chẳng khác nào tự tạo ra ổ vi khuẩn. Hơn thế, thịt rửa xong đem đi xào nấu ngay còn dễ gây bắn dầu, khiến dinh dưỡng giảm đi một nửa, thịt có mùi tanh nồng, vị nhạt hơn.
Trên thực tế, thịt lợn khi mới mổ còn “nóng” có thể chế biến ngay nhưng đã bày ra sạp ở chợ sẽ không tránh khỏi bị bụi bẩn bám vào. Vì thế, rửa thịt là cần thiết nhưng phải biết cách rửa đúng.
Vậy chúng ta nên rửa thịt lợn như thế nào?
Rửa thịt bằng nước vo gạo
Nước vo gạo thường được biết đến với công dụng tốt cho làn da. Do đó, các chị em hay tận dụng nước vo gạo để rửa mặt. Nếu đem nó rửa thịt lợn, kết quả ngoài mong đợi.
Phần lớn thịt heo chứa rất nhiều mỡ, khi rửa với nước lớp mỡ này đóng thành ván nổi trên mặt nước. Khi xả nước, lớp ván này bám rất chặt vào bồn rửa. Bạn phải tốn công để rửa lại bồn nước nhưng chưa chắc thịt đã được rửa sạch. Dùng nước vo gạo thì lại khác, nó có tinh bột và alkaloid có tác dụng hấp thụ và hút hết chất bẩn cũng như đẩy các phần mỡ bám bên ngoài thịt. Bạn có thể tận dụng nước vo gạo để rửa thịt. Sau khi vo gạo qua một lần nước cho sạch bụi bẩn, bạn hãy lấy nước vo gạo lần hai để rửa thịt.
Bạn có thể ngâm thịt lợn trong nước vo gạo khoảng 20 phút để các chất bẩn được hòa tan vào nước. Sau đó, rửa lại thịt lợn với nước sạch rồi dùng một miếng chanh chà xát khắp bề mặt miếng thịt trong 2-3 phút rồi rửa lại với nước một lần nữa. Đảm bảo miếng thịt lợn của bạn bây giờ đã sạch khuẩn.
Rửa thịt lợn bằng nước muối loãng
Bạn hãy hòa một chút muối vào chậu nước và bỏ thịt vào ngâm khoảng 10 đến 15 phút. Lúc này, chất bẩn từ trong thịt sẽ từ từ tiết ra và muối có tính sát khuẩn, nó sẽ diệt vi khuẩn bám trên bề mặt miếng thịt.
Cuối cùng, bạn rửa lại thịt bằng nước lạnh cho sạch rồi có thể đem ra chế biến.
Rửa thịt lợn bằng giấm
Bạn có thể sử dụng giấm để rửa thịt lợn cho sạch chất bẩn và mùi hôi. Cách làm tương tự với cách sử dụng nước vo gạo.
Sau khi ngâm thịt với nước vo gạo, bạn cho giấm vào miếng thịt (thay cho chanh) và bóp đều để loại bỏ chất bẩn rồi rửa lại với nước sạch.
Bạn cũng có thể pha nước với một ít muối trắng và giấm rồi cho thịt vào rửa. Lúc này chất bẩn sẽ trôi ra và thịt được làm sạch hoàn toàn. Sau đó, chỉ cần rửa sạch miếng thịt với nước lạnhrồi đem chế biến là được.
Dùng baking soda + muối
Chuẩn bị 1 bát nước sạch, thêm vào đây 1 thìa muối, 1 thìa baking soda. Khuấy đều cho tan rồi bỏ thịt lợn vào. Ngâm thịt trong thời gian khoảng 4 phút rồi vớt ra.
Rửa lại thịt với nước sạch. Dùng khăn giấy thấm bớt nước trên bề mặt thịt rồi mới đem đi chế biến.