Không chỉ là loại rau ăn mà còn là dược liệu quý, người xưa còn khuyên nên trồng ngải cứu trước nhà vì lý do này

Mẹo vặt trong bếp 04/07/2024 05:00

Rau ngải cứu được xem như một vị thuốc dân gian có nhiều công dụng. Người xưa thường dùng ngải cứu chữa đau nhức đầu, đau nhức toàn thân, xông hơi trị mệt mỏi cảm cúm...

Ngải cứu là cây thân cỏ, cây trưởng thành có thể cao từ 0,4 - 1m, thuộc họ cúc. Cây có khả năng sống lâu năm, mọc dại nên nhiều nơi coi là cỏ dại cần diệt trừ. Lá cây màu xanh, mặt dưới có một lớp lông nhung trắng, mọc lo le. Cây mùi thơm đặc trưng, lá có tinh dầu. Trong lá cây ngải cứu có hàm lượng tinh dầu tương đối lớn. Thành phần trong đó chủ yếu là monoterpen, tetradecatrilin, dehydromatricaria ester, tricosanol, rachel ancol và một số chất khác.

Trong dân gian, cây ngải cứu được dùng rất nhiều trong những bài thuốc chữa các bệnh thông thường. Đặc biệt chúng tác dụng tốt đối với cầm máu, điều hòa kinh nguyệt, chữa đau đầu, tiêu chảy, chướng bụng. Ngài cứu được dùng như một loại rau ăn thường ngày của nhiều gia đình và được yêu thích với vị hơi đắng và thơm.

Nhưng người xưa còn khuyên trồng ngải cứu trước nhà vì giá trị phong thủy của loài cây này.

Không chỉ là loại rau ăn mà còn là dược liệu quý, người xưa còn khuyên nên trồng ngải cứu trước nhà vì lý do này - Ảnh 1

Để trừ tà, đuổi ma quỷ

Ngải cứu là cây thiêng thường được người xưa dùng để trừ tà, đuổi ma quỷ. Theo quan niệm xưa thì ngải cứu là cây dương khí mạnh, chúng thuần dương nên có thể xoay chuyển mọi vật, giúp trừ tà cải vận. Vì thế ngải cứu có giá trị phong thủy to lớn. Người xưa dùng ngải cứu để treo trước nhà nhằm trừ tà ma. Hơn nữa ngải cứu có tính thanh tẩy không gian, khử độc.

Thế nên ngải cứu thường được dùng để xông nước hoặc đốt xông khói để đuổi ma quỷ và trị bệnh. Thời xa xưa người ta dùng cây ngải cứu để xem bói, đoán vận mệnh tương lai.  

Làm ấm cơ thể, trị kinh nguyệt không đều

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, lá ngải cứu còn được gọi là “thảo dược cho sức khỏe phụ nữ”. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng lá ngải cứu là loại thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt, cầm máu, tác dụng làm ấm phần giữa cơ thể, loại bỏ cảm lạnh, sử dụng cho những phụ nữ bị khí hàn ứ đọng.

Nhiều phụ nữ gặp vấn đề như kinh nguyệt không đều và tay chân lạnh, uống trà ngải cứu rất có ích cho việc thuyên giảm các triệu chứng nêu trên. Ngoài ra, trà ngải cứu còn giúp làm ấm tử cung, từ đó giúp cải thiện sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Khi trà ngải cứu thêm một chút gừng, đường nâu và táo đỏ sẽ dễ uống hơn, hiệu quả cũng sẽ tốt hơn.

Trừ cảm lạnh, làm đẹp da

Việc dùng lá ngải cứu khô để nấu nước ngâm chân có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, điều hòa âm dương trong cơ thể, trừ cảm lạnh. Ngoài ra, cách ngâm chân bằng lá ngải cứu giúp đẩy khí lạnh từ trong người ra ngoài. Nhờ đó trông bạn có sức sống hơn, da mặt sẽ trở nên hồng hào căng bóng, ngày càng rạng rỡ.

Không chỉ là loại rau ăn mà còn là dược liệu quý, người xưa còn khuyên nên trồng ngải cứu trước nhà vì lý do này - Ảnh 2

Trị đau xương khớp

Khi phụ nữ mang thai, ngoài sự thay đổi về nồng độ hormone, hình dáng cơ thể của phụ nữ cũng trải qua những thay đổi đáng kể, từ đó ảnh hưởng tới cột sống và khớp ở chi dưới, dẫn tới đau nhức xương khớp. Lúc này, việc tắm bằng lá ngải cứu sẽ cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp. Bạn chỉ cần dùng khoảng 50gram ngải cứu khô và vài lát gừng để đun nước tắm, kiên trì dùng là đã có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức khó chịu.

Ngải cứu khô tác dụng điều hòa khí huyết, giúp làm ấm kinh mạch, trừ phong hàn và giảm đau nhức. Phụ nữ sau khi sinh dễ sinh phong hàn, vì vậy nên thường xuyên dùng ngải cứu đun nước tắm.

Trị gàu, giảm ngứa đầu

Ngải cứu tiêu viêm, kháng khuẩn nên tác dụng trị ngứa và gàu rất tốt mà không gây hại cho tóc. Ngoài ra, nước ngải cứu giúp đả thông kinh mạch trên đầu, giải phong hàn, từ đó bạn sẽ cảm thấy cơ thể thoải mái nhẹ nhõm, giảm đau đầu, ngủ ngon hơn.

Đuổi muỗi

Vào mùa hè, muỗi rất nhiều, nhất là ở các vùng nông thôn hoặc những nơi ẩm ướt. Ngải cứu khô không chỉ đuổi muỗi mà còn tỏa ra mùi hương sảng khoái, khiến cả căn phòng tràn ngập mùi hương tươi mát, từ đó giúp tinh thần sảng khoái, dễ đi vào giấc ngủ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dung lá ngải cứu phơi khô để làm lõi gối. Dùng gối ngải cứu cũng là một trong những cách giúp bạn ngủ ngon hơn.

Không chỉ là loại rau ăn mà còn là dược liệu quý, người xưa còn khuyên nên trồng ngải cứu trước nhà vì lý do này - Ảnh 3

Cách trồng cây ngải cứu

Cây ngải cứu có thể trồng bằng hạt, cây con nhưng phổ biến là giâm cành. Bạn ngắt một đoạn cành ngải và giâm vào đất. 

Để ngải cứu phát triển tốt bạn nên chú ý một số điểm sau:

-  Ngải cứu ưa sáng nên cần đảm bảo cây đủ ánh sáng ít nhất 5 tiếng mỗi ngày để cây quang hợp tốt

- Khi trồng thì nên tưới nước cho cây ngày 2 lần sáng và tối

- Ngải cứu nhanh lan bò trên mặt đất nên không cần phải chăm bón nhiều, cũng không cần bón quá nhiều phân

- Ngải cứu khi trưởng thành có thể chịu hạn tốt nên không cần phải tưới thường xuyên. 

- Ngải cứu có thể trồng trong thùng xốp, chậu nhựa hoặc trồng trực tiếp ngoài đất

*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm.

Nhỏ vài giọt dầu gió lên hành tây: Tưởng việc ngược đời nhưng lợi ích tuyệt vời, không phải ai cũng dám thử

Tinh dầu từ hành tây và dầu gió được cho là có lợi ích sát trùng và kháng khuẩn, mang lại nhiều công dụng bất ngờ trong cuộc sống hằng ngày. 

TIN MỚI NHẤT