Quên cách nấu cơm thường ngày đi, thử ngay những mẹo sau để có được nồi cơm mềm dẻo, thơm ngon.
- Quên đi bình xịt côn trùng độc hại mà lại không dứt điểm, áp dụng mẹo sau chỉ với 1 lon bia, đảm bảo đánh bay hết lũ gián trong nhà bạn
- Chỉ cần một tờ giấy A4 để biết tủ lạnh nhà bạn có tiết kiệm điện hay không và giúp gia đình tiết kiệm được một khoản tiền điện khổng lồ
Thêm mật ong vào nồi cùng gạo, nước trước khi bấm nút nấu
Cứ 1 chén gạo thì cần thêm 1 thìa cà phê mật ong. Nấu cơm với tỷ lệ này sẽ giúp cơm trắng ngọt và ngon hơn, đặc biệt hạt cơm sẽ tròn mẩy, nhìn rất hấp dẫn.
Trong mật ong chứa nhiều enzyme có thể phân hủy tinh bột và chuyển hóa thành đường, làm tăng độ ngọt của cơm trắng lên rất nhiều. Nhiều nhà hàng sushi sử dụng bí quyết này để nấu cơm đấy!
Dùng nước trà nấu cơm
Cách làm này không chỉ khiến gạo thơm, cơm có màu sắc bắt mắt, mà còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Cách thực hiện cũng hết sức đơn giản: Chuẩn bị 0,5 - 0,7g lá trà, ngâm vào 1kg nước sôi từ 5 - 8 phút, dùng vải thưa lọc hết bã, đổ nước trà đã lọc sạch bã vào gạo đã vo sạch và nấu như bình thường, đợi đến khi cơm chín là được.
Thêm giấm vào nồi khi cơm đã chín
Bạn nên thêm vài giọt giấm vào nồi khi gạo đã được nấu thành cơm, sau đó trộn đều. Như vậy, hạt cơm sẽ thơm ngọt và sáng bóng khiến tổng thể nồi cơm trong càng ngon mắt hơn.
Tỷ lệ gạo - giấm hợp lý là 1 bát gạo - 1 thìa cà phê giấm nha.
Ngoài ra, giấm còn có một tác dụng thần kỳ khác là giúp hạt cơm mềm, dễ bảo quản hơn. Giấm có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ cacbohydrat, ngăn chặn lượng đường trong máu tăng sau khi ăn cơm. Do đó, cách nấu cơm này đặc biệt tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường, người trung niên và cao tuổi, người có axit uric cao, đồng thời cũng tốt cho những ai đang có ý định giảm cân.
Giấm gì cũng được nha, miễn là giấm thì khi thêm vào cơm sẽ đều ngon
Nấu cơm với đá lạnh, dầu ăn hoặc sữa
Gạo ngâm xong bạn cho vào vài cục đá lạnh nhỏ, để khoảng 15 phút thì bắt lên nấu bình thường. Đá lạnh sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu nước của gạo, nhờ vậy cơm được dẻo ngon hơn. Đồng thời, đá cũng làm tăng lượng axit amin và ngăn chặn enzym phân hủy chất ngọt trong gạo, giúp hạt cơm vẫn giữ được độ thơm và mang đến hương vị tuyệt vời hơn.
Hoặc nhỏ một vài giọt dầu oliu hay dầu mè, bơ vào gạo rồi bắt lên nấu sẽ giúp hạt cơm được bóng bẩy, mềm dẻo, ngon hơn rất nhiều. Đây đều là cách mà người Nhật đã dùng để tạo ra những chén cơm hấp dẫn.
Bạn cũng có thể nấu cơm với sữa tươi để tăng thêm hương vị cho gạo. Bạn cho sữa và nước theo tỉ lệ 3:1 tức là 3 phần nước 1 phần sữa rồi nấu như bình thường. Khi cơm chín bạn sẽ nghe được mùi thơm của sữa thoang thoảng kèm theo mùi gạo và hạt cơm ăn vào cảm giác được độ mềm dẻo rất đã. Cách này cũng giúp làm gạo cũ biến thành như gạo mới luôn đấy.
Ngoài ra, hãy lưu ý những bước sau để có được nồi cơm thơm ngon, dẻo mềm.
Vo gạo đúng cách
Sau khi đã chọn được gạo ngon, bắt đầu tiến hành vo gạo. Đây cũng là bước quan trọng để gạo khi chín được ngon.
Cho nước vào nồi cơm đã có gạo, dùng tay nhẹ nhàng vo gạo rồi khuấy đều để cát bụi, vỏ trấu, sạn còn bám trên hạt gạo, chắc nước ra rồi chế nước sạch vào vo thêm 2 đến 3 lần nữa. Thường chúng ta sẽ vo 3 lần để gạo sạch hơn và vẫn giữ được lớp cám gạo bên ngoài. Có nhiều người hay vo gạo rất qua loa một cách nhanh chóng như vậy sẽ không giúp gạo sạch được hết chất bẩn còn sót.
Đo mức nước khi nấu
Gạo khi đã được làm sạch thì chế nước vào và đo xem bao nhiêu nước là đủ bằng cách truyền thống dùng ngón tay trỏ cho vào nồi cơm, ngón tay chỉ vừa chạm gạo và không được cắm sâu xuống đáy nồi.
Nếu mức nước tới lóng tay đầu tiên là đủ, cơm sẽ không bị khô hay nhão. Hoặc cho cả bàn tay vào, nếu mức nước ngập qua tay là được. Chú ý chỉ nên đặt tay nhẹ nhàng trên bề mặt gạo thôi nha.
Ngâm gạo trước khi nấu
Chắc hẵn khi nấu cơm sẽ có rât ít người ngâm gạo rồi mới bắt nấu, một phần vì không có nhiều thời gian và cũng chưa biết đến cách này.
Khi gạo đã vo xong, chế nước thì ngâm gạo khoảng 15 phút rồi hẵng bắt lên nấu. Như vậy cơm sẽ ngon hơn, dẻo và mềm hơn.