Điều hoà là thiết bị ngốn điện nhất mà ai cũng biết. Nhưng ba vật dụng dưới đây cũng tiêu tốn điện năng không kém nếu chúng ta không sử dụng đúng cách.
- 5 mẹo giúp loại bỏ mùi tanh của hải sản, bà nội trợ nào cũng nên biết
- Mua trứng về đừng bỏ ngay vào tủ lạnh: Đây mới là cách bảo quản trứng đúng, để bao lâu cũng ngon như mới
Ngành điện xếp 9 thiết bị điện đang âm thầm “ngốn” điện mà người tiêu dùng ít chú ý. Dẫn đầu bếp điện là thiết bị “ngốn” điện nhiều nhất với thời gian sử dụng khoảng 3 tiếng mỗi ngày, thì trong 1 tháng, người dùng tiêu tốn hết 85 - 95 kWh với bếp đơn và 170 - 190 kWh với bếp đôi. Tương tự, sử dụng bình nóng lạnh loại 20 lít chỉ trong 1 tiếng, người dùng phải trả 70 - 80 kWh trong một tháng. Nếu dùng thường xuyên, mỗi tháng bình nóng lạnh này ngốn 320 - 340 kWh điện. Với thiết bị tủ lạnh tất nhiên là ghim điện 24/24, tủ lạnh mini chỉ tốn 10 - 15 kWh/tháng, tủ lạnh trung bình từ 30 - 45 kWh/tháng và tủ lạnh lớn từ 50 - 65 kWh/tháng.
Nhưng ở trên là những thiết bị gia dụng quen thuộc mà các bà nội trợ có thể biết được đang tiêu tốn nhiều điện năng trong nhà qua kinh nghiệm sử dụng. Ba thiết bị dưới đây mới là 'nhân tố bĩ ẩn' không ngờ mà ai cũng nên biết để tránh phải trả một khoản tiền khổng lồ cho hóa đơn điện cuối tháng, nhất là nước ta đang trong mùa nắng nóng và kinh tế cực kì khó khăn.
1. Máy nước nóng lạnh
Đây là thiết bị gia đình ngốn điện năng lớn chỉ sau bếp điện. Trung bình, một bình nóng lạnh 20 lít hoạt động 1 giờ mỗi ngày, sẽ khiến số điện tăng thêm 70 – 80kwh/ tháng. Để tiết kiệm điện năng, bạn có thể tắt bình nóng lạnh khi không sử dụng và chỉ bật lên trước 15 phút khi muốn sử dụng.
Nhiều người có thói quen bật bình nóng lạnh cả ngày để không phải chờ đợi lâu, về nhà có nước nóng dùng ngay. Việc làm này vừa gây lãng phí điện năng và giảm tuổi thọ đáng kể của thiết bị.
Bình nóng lạnh thông thường có công suất tiêu thụ 2.200W-2.500W, với nguyên lý hoạt động là đốt nóng sợi dây mayso trong bình để làm nước nóng lên. Thông thường, bình nước nóng sẽ có rơ le tự ngắt khi bình đạt đến độ nóng nhất định (Độ nóng này có thể tùy chỉnh theo ý của người dùng).
Tuy nhiên, nếu để lâu nước sẽ nguội dần, khi đó rơ le cũng tự nhảy và quá trình làm nóng nước lại được khởi động. Việc này lặp đi lặp lại liên tục cho đến khi nguồn điện của bình bị ngắt hẳn. Như vậy, nếu bình nóng lạnh bật cả ngày chắc chắn gây tốn điện của gia đình.
Ngoài ra, nếu cắm bình 24/24 giờ làm cho dây mayso nhanh hỏng vì phải hoạt động liên tục. Đây cũng là nguyên nhân chính gây hiện tượng rò rỉ điện. Các bộ phận như thanh đốt, ruột bình cũng nhanh hao mòn hơn.
Để sử dụng bình nóng lạnh khoa học và an toàn nhất, chỉ cần bật 10-15 phút trước khi sử dụng. Thay vì bật bình cả ngày, nếu muốn sử dụng vào buổi sáng, bạn nên bật khoảng 20 phút và ngắt bình trước khi đi ngủ thì sáng hôm sau vẫn có nước nóng sử dụng. Thông thường, bình nước nóng có thể tích 20-30 lít có thể dùng cho 2-3 người trong việc vệ sinh và tắm rửa (không tính việc sử dụng bồn tắm).
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay thế sản phẩm bằng bình nước nóng năng lượng mặt trời. Ngoài ra, bạn cần vệ sinh, bảo trì thiết bị thường xuyên, định kỳ để đảm bảo thiết bị gia đình này hoạt động tốt nhất, tiết kiệm điện năng hiệu quả.
2. Máy tính để bàn và laptop
Máy tính để bàn và laptop vẫn sẽ hoạt động ngầm, ngay cả khi bạn đã tắt bằng lệnh turn off. Trung bình, các thiết bị này sử dụng khoảng 96W mỗi ngày.
Tức là trong mỗi tháng, lượng điện tiêu thụ của gia đình bị đội lên khoảng 3 số điện vô ích cho mỗi chiếc máy tính ở trong nhà. Con số này sẽ cao lên gấp 15 lần nếu như bạn có thói quen để máy ở chế độ “Sleep”.
3. Nồi cơm điện
Thiết bị này vốn không tiêu thụ nhiều điện, nhưng cách sử dụng lại khiến nó trở thành thủ phạm làm hóa đơn tiền điện tăng. Nhiều người cắm cơm rất sớm và để như vậy mấy tiếng đồng hồ, ăn xong còn thừa thậm chí còn cắm điện tiếp để giữ ấm. Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất hao tốn điện năng hơn cả điều hòa. Thời gian cắm điện kéo dài càng lâu thì điện năng để hâm nóng cơm càng tăng cao. Dễ gây lãng phí điện năng. Đây là thói quen gây lãng phí điện năng.
Với một chiếc nồi cơm điện có dung tích khoảng 1,2 lít sẽ có công suất tương đương 350-400W. Một chiếc nồi cơm điện như vậy nếu hoạt động trong hai giờ, trung bình sẽ tiêu thụ khoảng 0,75 kWh. Đối với nồi cơm có dung tích lớn hơn thì mức tiêu thụ điện năng sẽ cao hơn nữa.
Vì vậy, bạn nên vệ sinh nồi cơm điện thường xuyên để loại bỏ các vết bẩn. Ngoài ra, cần điều chỉnh thời gian nấu theo bữa ăn, không nên nấu cơm quá sớm, khiến thời gian ủ nóng lâu, có thể gây tốn điện hơn. Khi cơm chín, bạn có thể rút điện.
Để tính được lượng điện năng tiêu thụ, ta có thể tính như sau: nồi cơm điện có công suất khoảng 500W, cắm điện 2 giờ thì lượng điện tiêu thụ sẽ là 1KW giờ. Công suất 750W dùng 1,3 giờ tiêu thụ lượng điện năng 1 KW giờ.
Ngoài công thức chung trên, hiện nay có các nồi cơm điện có khả năng tiết kiệm điện, nên việc tính chính xác lượng điện chỉ mang tính tương đối. Tuy nhiên, ở một cách tích khác, bạn có thể tính dựa theo dung tích cấu tạo của nồi cơm điện nắp gài, nắp rời mà mỗi công suất tiêu thụ điện có sự chênh lệch khác nhau.
Nếu khi ở chế độ nấu cơm thì nồi cơm điện nói chỉ tiêu thụ khoảng 600W - 1500W. Thế nhưng khi người dùng cắm nồi điện chính hãng qua đêm nhưng để ở chế độ ủ thì mức độ tiêu thụ điện sẽ rơi vào khoảng 40W - 150W.