Thói quen rửa bát này có thể khiến vi khuẩn sinh sôi khủng khiếp, gây nên một số bệnh và tình trạng ngộ độc thực phẩm nhưng nhiều gia đình vẫn chưa hay biết.
- Mẹo hay để bật điều hòa tiết kiệm cứ đặt 3 thứ này trong phòng: Duy trì độ ẩm, không khí bớt khô, cả nhà thơm ngát
- Mua thịt ngoài chợ sợ bơm nước, nhiều độc tố: Làm theo cách này, đảm bảo thịt sạch 100%, không sợ kém chất lượng
Vi khuẩn sinh sôi do những thói quen này
Theo Người Đưa Tin, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu khăn rửa bát sử dụng một thời gian mà không được thay thế thì hàm lượng vi khuẩn sẽ nhiều hơn so với bồn cầu, nếu để bát đĩa bẩn ngâm qua đêm và không được giặt sạch thì vi khuẩn sẽ trực tiếp tăng 480.000 lần.
Miếng bọt biển rửa chén không thay mới đều đặn có lượng vi khuẩn tương đương với chất thải
Miếng bọt biển hay các miếng giẻ thường được dùng để rửa bát đĩa có nhiều lỗ để hút nước và làm sạch. Tuy nhiên sau khi rửa bát đĩa hàng ngày, trên miếng bọt biển có thể vẫn còn rất nhiều chất bẩn chưa được làm sạch, cặn thức ăn, vết dầu mỡ,.... Những thứ này cộng với đặc tính hút nước của bọt biển và nhiệt độ cao trong nhà bếp khiến miếng bọt biển dễ trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn.
Báo cáo của Đức chỉ ra rằng trong miếng bọt biển rửa chén và miếng cọ rửa ẩn chứa các loại vi khuẩn gây bệnh bao gồm Campylobacter, Enterobacter cloacae, Escherichia coli, Salmonella, Staphylococcus aureus,... Tổng cộng có tới 362 loại vi khuẩn được phát hiện. Mỗi cm vuông trên miếng bọt biển chứa tới 54 tỷ vi khuẩn, gấp 200.000 lần so với bồn cầu và tương đương với lượng vi khuẩn trong phân người.
Vi khuẩn tăng gấp 480.000 lần sau khi ngâm bát đĩa trong nước qua đêm
Tsutomu Seki, chuyên gia nghiên cứu về an toàn thực phẩm tại Đại học Tokyo (Nhật Bản) từng chỉ ra rằng bát đĩa sau bữa ăn nếu không rửa mà ngâm trong nước để qua đêm sẽ khiến vi khuẩn tăng hơn 480.000 lần, rất khó để quét sạch hoàn toàn dù có dùng đến chất tẩy rửa và làm khô bát đĩa.
Tsutomu Seki cho biết có ba loại vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm gồm Aspergillus, Staphylococcus aureus và Clostridium perfringens. Hai loại vi khuẩn đầu tiên sẽ nhân lên nhanh chóng khi ngâm bát đĩa trong nước.
Chuyên gia khuyến cáo bát đĩa bẩn nên được rửa trong vòng 1 giờ, càng sớm càng tốt và nên được làm khô nhanh chóng để tránh sự phát triển của vi khuẩn.
Mẹo rửa chén sạch, an toàn
Theo Gia đình và Xã hội, đối diện hàng ngày với đống bát đĩa đầy dầu mỡ là nỗi ám ảnh của những người thường xuyên phải rửa bát. Vậy đây là mẹo rửa bát đĩa siêu sạch, siêu nhanh, tiết kiệm thời gian để nghỉ ngơi.
- Công đoạn giúp rửa bát nhanh nhất
+ Lấy nước rửa bát pha với một ít nước để rửa dần (sẽ tiết kiệm hơn so với đổ nước rửa bát trực tiếp vào miếng rửa chén).
Hòa nước rửa bát với nước ấm, khuấy tạo bọt (không đổ trực tiếp nước rửa bát lên bát đĩa vì lượng hóa chất bám nhiều, khó làm sạch hơn). Tùy nước rửa chén và số lượng chén bát đĩa mà tự rút kinh nghiệm để không bị hao phí nước rửa bát.
+ Nhúng giẻ rửa bát vào nước rửa bát đã pha để làm sạch cả trong và ngoài bát đĩa. Xoa đều trên bề mặt bát đĩa, lặp lại 2-3 lần với những cái nhiều vết bẩn, cặn - nếu quá nhiều vết bẩn thì kết hợp thêm nước nóng cho nhanh sạch.
+ Rửa bát đĩa ít dầu mỡ trước, rồi tới những cái nhiều dầu mỡ sau. Rửa những cái to, lòng nông trước đặt xuống dưới, rồi chồng những cái nhỏ hơn lên trên.
- Tráng sạch
+ Tráng lại với 2 lần nước: Hóa chất bám vào bát đĩa rất độc hại, không được chủ quan tráng qua loa cho sạch bọt hóa chất - mà cần được rửa thật sạch.
Đồ nhựa khó tẩy mùi nên ngâm qua nước ấm hòa với ít nước chanh, rồi tráng nước sạch.
Nên tráng lại chén đĩa với nước sạch 2-3 với nước sạch.
- Nếu nước yếu thì nên hứng sẵn nước để tiết kiệm thời gian chờ nước và đỡ đau lưng. Hoặc rửa bát đĩa vào sáng sớm, hay khoảng thời gian ít người dùng nước trong ngày.
- Nên rửa bát đĩa dưới vòi nước đang chảy liên tục sẽ giúp cho chất bẩn bị rửa trôi hiệu quả. Có thể tận dụng chanh, quất thừa, hoặc nước ấm để rửa bát đĩa sạch và sáng bóng hơn.
- Nên trang bị bình đựng nước rửa chén inox gắn liền vào chậu rửa, giúp lấy nước rửa bát dễ và nhanh hơn.
- Nên sắm những dụng cụ đa năng để nấu được nhiều món, giúp tiết kiệm thời gian rửa bát và vệ sinh nhà bếp.
- Giẻ rửa bát là nơi trú ngụ của vi khuẩn, cần thường xuyên giặt giẻ rồi phơi nắng cho khô. Nên có vài giẻ rửa bát sẵn trong nhà để thay thế khi cần.
- Bồn rửa, xi-phông cũng tích tụ rất nhiều chất bẩn, dầu mỡ dư thừa.
- Để tránh tắc nghẽn đường ống nước, hằng ngày rửa xà phòng trong bồn. Hằng tuần đổ nước sôi vào đường ống để tan trôi bớt dầu mỡ đọng, tránh gây tắc nghẽn đường ống thoát nước.