Phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy? Điều này ít bà mẹ nào biết được. Vì thế, ngay trong kỳ siêu âm sớm đầu tiên khi mang thai, các mẹ thường lo lắng sợ ảnh hưởng đến thai nhi khi bác sĩ thông báo chưa thấy phôi thai.
- Khám phá nên ăn gì tốt cho trứng và niêm mạc giúp dễ thụ thai?
- Mách mẹ cách bổ sung I-ốt đúng cách khi mang thai để cơ thể khỏe mạnh con phát triển tốt
Sự phát triển của thai nhi là một quá trình vô cùng phức tạp với nhiều giai đoạn khác nhau. Từ khi trứng được thụ tinh, tiếp theo phát triển thành túi phôi, phôi và rồi mới là một thai nhi hoàn chỉnh. Phôi thai là một trong những giai đoạn rất “chủ chốt”, bởi đây là lúc hình thành các cơ quan quan trọng của cơ thể. Do đó, phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy mẹ nên tìm hiểu kỹ, để chủ động hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ thai nhi.
Phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy?
Khi thụ thai thành công, tinh trùng sẽ gặp trứng và tạo thành hợp tử. Lúc này trứng đã được thụ tinh gọi là phôi dâu sẽ tiếp tục di chuyển qua các ống dẫn trứng về phía tử cung và phân chia thành các tế bào. Các phôi dâu sẽ phát triển thành phôi nang và gắn vào lớp niêm mạc tử cung. Quá trình này được hoàn thành vào khoảng ngày thứ 9 hoặc 10 sau khi thụ thai. Các tế bào của phôi nang sẽ phát triển, một phần tạo thành túi phôi, một phần tạo thành nhau thai.
Một tế bào từ nhau sẽ phát triển thành lớp bên ngoài bao xung quanh túi phôi. Các tế nào khác thì phát triển thành màng ối, trong đó sẽ hình thành túi ối. Sau khoảng 10 đến 12 ngày túi phôi sẽ được hình thành, phôi thai hoàn chỉnh vào khoảng 5 tuần tuổi.
Vì thế, trong quá trình siêu âm đầu dò trước 5 tuần tuổi bác sĩ sẽ kết luận “chưa có phôi thai” thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Hãy đợi thêm đến đợt siêu âm sau, để có kết quả chính xác về việc xuất hiện phôi nhé!
Quá trình phát triển từ phôi thai thành thai nhi
Sau khi phôi thai xuất hiện, tiếp sau đó sẽ tiếp tục phát triển bên trong túi ối dưới lớp niêm mạc tử cung. Thời điểm này, hầu hết các cơ quan nội tạng cũng như cấu trúc cơ thể bên ngoài của thai nhi bắt đầu hình thành.
Phôi thai sẽ bắt đầu kéo dài, để thích nghi với sự phát triển tạo hình dạng dần dần giống với hình dạng con người. Lúc này, não và tuỷ sống (ống thần kinh) bắt đầu phát triển. Tiếp sau đó là tim và các mạch máu lớn được hình thành vào khoảng ngày thứ 16.
Khoảng 10 tuần sau khi thụ tinh thì hầu như tất cả các bộ phận cơ thể của thai nhi đã được hoàn thành một cách tương đối. Bộ não và tuỷ sống sẽ tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ.
Trong khoảng thời gian phôi thai phát triển thành thai nhi, phôi thai dễ bị tổn thương, ảnh hưởng bởi những tác động từ bên ngoài, dễ bị dị tật bẩm sinh. Vì thế, đây là giai đoạn mẹ cần hết sức chú ý và cẩn thận, chủ động tránh xa các tác nhân gây hại cho thai.
Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mẹ nên làm gì?
Để thai nhi phát triển tốt, thì trong thời kỳ hình phôi thai và trong suốt thời gian mang thai, mẹ cần giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái. Đồng thời, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể như: sắt, Canxi, axit folic, I ốt… Đặc biệt, phải bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai, để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi.
Bên cạnh đó, mẹ cần tránh xa một số các loại thực phẩm gây hại sau đây:
- Rượu, bia, nước uống có gas, đồ nước chứa caffein…
- Các loại gia vị cay như hạt tiêu, ớt…
- Các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá ngừ, cá kiếm… sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
- Đu đủ xanh, khổ qua, rau ngót, rau sam, ngải cứu, rau chum ngây… dễ gây sảy thai.
Đặc biệt, ngoài việc quan tâm phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy, mẹ cũng theo dõi sức khỏe của mình trong giai đoạn đầu của thai kỳ để đảm đủ điều kiện giúp thai nhi phát triển tốt.