Nếu muốn thế hệ thứ hai của mình có cân nặng chuẩn, phụ nữ mang thai cần phải từ chối sự cám dỗ của cà phê.
- Top 6 loại thực phẩm người mang thai không nên đụng đến để bảo vệ sức khỏe thai nhi an toàn
- 4 nguyên tắc "vàng" trong chế độ ăn uống tốt cho phụ nữ mang thai
Chúng ta hãy cùng xem nghiên cứu của Viện Y tế Công cộng Na Uy (NIPH) được đăng tải trên tạp chí Hiệp hội Y học Anh. Nhóm nghiên cứu đã phân tích tác động của việc tiêu thụ caffeine trong thời kỳ mang thai đến cân nặng của đứa trẻ trên 5943 cặp mẹ con.
Những phụ nữ mang thai cho biết họ đã tiêu thụ caffeine ở tuần thứ 22 của thai kỳ. Những đứa trẻ do họ sinh ra đã được theo dõi trong 8 năm.
Nhóm nghiên cứu đã chia các đối tượng thành bốn nhóm theo lượng caffeine mà họ tiêu thụ: "thấp (dưới 50 mg)", "trung bình (50~199 mg)”, "cao (200~299 mg)”.
Kết quả phân tích cho thấy rằng lượng caffeine càng cao thì trẻ càng dễ bị thừa cân. Phụ nữ mang thai, mỗi ngày tiêu thụ caffeine ở mức trung bình, cao hoặc rất cao thì vào thời điểm con họ được 3 tuổi, có nguy cơ thừa cân cao hơn 5%, 17% và 44% so với phụ nữ mang thai tiêu thụ caffeine ở mức thấp. Người ta cũng thu được kết quả tương tự vào thời điểm đứa trẻ 5 tuổi, nhưng chỉ có trường hợp người mẹ tiêu thụ caffeine ở mức rất cao thì thời điểm đứa trẻ 8 tuổi nó mới có mối quan hệ tương quan đáng kể.
Bộ an toàn Thực phẩm và Dược phẩm khuyến cáo ra rằng một ngày người lớn chỉ nên tiêu thụ 400mg và phụ nữ mang thai chỉ nên tiêu thụ 300mg. Thông thường, một cốc cà phê xây (150ml) chứa 110 đến 150mg, và một cốc cà phê hoà tan chứa 60 đến 108mg caffeine.