Những loại hạt dưới đây không chỉ là món ăn vặt thú vị mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời, tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
- 3 khung giờ "vàng" mẹ bầu ăn sữa chua giúp mang lại hiệu quả tốt nhất, đặc biệt là thời điểm đầu tiên
- Loạt trái cây thơm ngon vào mùa, mẹ bầu không thể bỏ lỡ nhưng ăn thế nào mới tốt cho sức khỏe?
Các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu sức khỏe toàn cầu Barcelona đã theo dõi 2.200 trẻ em Tây Ban Nha và mẹ của chúng trong vòng 8 năm. Sau khi tính đến các yếu tố như trình độ học vấn của mẹ, tầng lớp xã hội và thói quen ăn uống khác, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng: những đứa trẻ có người mẹ thường xuyên ăn hạt trong khi mang thai sẽ "chiếm ưu thế" hơn ở tất cả các giai đoạn so với các bạn cùng lứa khác.
Các nhà nghiên cứu tin rằng: các loại hạt tốt cho các bà mẹ trong khi mang thai có thể do chúng rất giàu axit béo như omega-3 và omega-6. Dưới đây là 8 loại hạt mẹ nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, có thể là món ăn vặt hoặc bữa sáng, bữa phụ rất ngon và tốt cho sức khỏe.
1. Hạt óc chó
Hạt óc chó được mệnh danh là "hạt trường thọ", "hạt muôn tuổi" bởi giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sự phát triển của não bộ và hợp khẩu vị của rất nhiều người. Trong nhân hạt óc chó có các nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong cơ thể con người như kẽm, mangan, crom.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng mỡ phốt pho có trong nhân quả óc chó rất tốt cho các tế bào thần kinh và đặc biệt thúc đẩy quá trình tạo máu và làm liền miệng vết thương. Vì vậy, không ngạc nhiên khi hạt óc chó luôn nằm trong danh mục thực phẩm mà các bác sĩ khuyên các bà bầu nên sử dụng để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
2. Hạt hạnh nhân
Thành phần dinh dưỡng của hạt hạnh nhân rất phong phú, từ protein, chất béo, đường, vitamin C, vitamin P, các loại vitamin B cho đến các nguyên tố vi lượng như lân, sắt. Hạt hạnh nhân có tác dụng làm giảm lượng cholesterol, phòng trừ bệnh tim mạch, trị ho bình suyễn, thông khí nhuận tràng. Vì vậy, bà bầu ăn hạt hạnh nhân không những tốt cho thai nhi mà còn phòng ngừa được chứng tiện bí thường gặp trong suốt thời gian mang thai.
3. Hạt macca
Hạt macca (macadamia) có nguồn gốc từ châu Úc, thoạt nhìn hơi giống quả nhãn nhưng vỏ ngoài rất cứng, dầy ít nhất 3mm và phải dùng dụng cụ chuyên dụng mới tách được vỏ hạt. Bù lại thì nhân hạt macca rất thơm, mềm như bơ và tan mịn trên đầu lưỡi khi cho vào miệng.
Hạt macca có hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm chất béo, đường, protein, muối khoáng, vitamin B6, vitamin B1, canxi, sắt, phốt-pho... nên rất thích hợp để bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu và thai nhi, đặc biệt là có hiệu quả trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào não.
4. Hạt hướng dương
Hạt hướng dương có nhiều protein, giàu vitamin E và loại axit giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ, có tác dụng an thai và làm giảm nguy cơ sảy thai. Ngoài ra, trong hạt hướng dương còn có nguyên tố sắt, kẽm, kali, magie chống thiếu máu trong thai kỳ.
Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý khi ăn hạt hướng dương: không ăn hạt ẩm, mốc hay hạt tẩm ướp quá nhiều phụ gia.
5. Hạt dưa, hạt bí
Các loại hạt dưa, hạt bí mà chúng ta vẫn thấy thường ngày như hạt bí đỏ, hạt dưa hấu... không ít thì nhiều đều có tác dụng nhất định đối với sự phát triển trí thông minh của thai nhi. Ngoài ra, các loại hạt này còn tốt cho thận, dạ dày, giúp nhuận tràng, cầm máu (hạt bí đỏ), giảm cholesterol trong máu (hạt hướng dương).
Trong đó, protid của hạt dưa là chất đạm không thể thiếu cho thần kinh, cơ bắp, huyết dịch, nội tạng, xương khớp. Chất glucid trong hạt dưa là thành phần chính cấu tạo tế bào và thần kinh.
6. Hạt lạc, hạt điều
Trong lạc có hơn 10 loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người, có một số loại axit amin giúp thúc đẩy sự sản sinh ra các tế bào não, nâng cao khả năng ghi nhớ và tăng cường sự phát triển tư duy.
Bên cạnh đó, lớp vỏ mỏng màu hồng nhạt của hạt lạc có tác dụng bổ máu. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bà bầu nên ăn lạc trong thời gian mang thai, tuy nhiên chỉ nên luộc, nấu xôi, nấu cháo, không nên sử dụng dầu mỡ để chiên, xào trong quá trình chế biến.
7. Hạt dẻ
Hạt dẻ chứa nhiều protein, chất béo, canxi, sắt, lân, kẽm và các vitamin có tác dụng lưu thông máu, bổ thận, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ bắp. Bà bầu thường xuyên ăn hạt dẻ không những khỏe mạnh, xương chắc mà còn giảm mệt mỏi trong thời gian thai kỳ.
8. Hạt sen
Đối với thắc mắc bầu ăn hạt sen được không thì câu trả lời là có, bởi hạt sen có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu. Hạt sen rất giàu canxi, sắt, phốt pho, mangan, kali, vitamin nhóm B, axit amin và các chất chống oxy hóa.