Với bà bầu chứng đau bụng, đặc biệt là đau bụng dưới, sẽ thường xuyên xuất hiện. Sẽ không có gì đáng lo ngại nếu như cơn đau chỉ thoáng qua, tuy nhiên một số bà bầu vẫn cần lưu tâm khi bị đau bụng dưới.
- Khi hiến tặng mô/ tạng bạn có được hưởng chế độ gì?
- 9 thói quen buổi sáng của những người có làn da đẹp
Nguyên nhân bà bầu đau bụng dưới lành tính:
Đau dây chằng
Thường được gọi là "đau nhức" khi dây chằng kéo dài để hỗ trợ thai nhi đang phát triển. Tình trạng này thường xảy ra vào giai đoạn bụng bầu đã to, gây đau nhói ở một bên bụng dưới của bạn.
Đau bụng dưới do táo bón
Táo bón là chứng bệnh thường gặp trong thai kỳ. Do thai nhi phát triển lớn, các cơ quan tiêu hóa bị chèn ép, nhu động ruột bị giảm bớt nên hầu hết các bà bầu đều trải qua tình trạng này ở các mức độ khác nhau.
Bị đầy hơi
Một nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu đau bụng dưới là do đầy hơi. Bà bầu có thể giảm bớt tình trạng này bằng cách tích cực tập các bài tập nhẹ nhàng, ăn nhiều rau, hoa quả dễ tiêu, hạn chế ăn chất béo, thức ăn nhiều dầu mỡ.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho bà bầu tại đây.
Khi nào bà bầu đau bụng dưới nguy hiểm, nguyên nhân vì sao?
Đau bụng dưới sẽ là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu như đau bụng có kèm theo chảy máu.
Ngoài ra, nếu đau bụng kéo dài quá 30 - 60 phút, đau bụng kèm đau đầu, rối loạn thị giác, sưng phù bàn tay, chân hoặc khuôn mặt, đau khi đi tiểu, khó đi tiểu hoặc có máu trong nước tiểu - bạn cần phải đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
Các nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng dưới cần cấp cứu bao gồm:
Có thai ngoài tử cung: Đây là khi một trứng đã được thụ tinh phát triển bên ngoài tử cung, ví dụ như trong ống dẫn trứng.
Các triệu chứng thường xuất hiện từ 4 đến 12 tuần mang thai và có thể bao gồm: đau bụng và chảy máu, khó chịu khi đi ngoài.
Với trường hợp này thai nhi cần được loại bỏ bằng thuốc hoặc phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho mẹ.
Sảy thai: Đau bụng và chảy máu trước 24 tuần mang thai, đặc biệt là trước 12 tuần, có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc dọa sảy thai (khi bạn chảy máu nhưng thai kỳ vẫn tiếp tục).
Tiền sản giật: Bà bầu đau bụng dưới xương sườn là dấu hiệu phổ biến trong 3 tháng cuối thai kỳ, do em bé đang phát triển và tử cung đẩy lên dưới xương sườn.
Nhưng nếu cơn đau này dai dẳng, đặc biệt là ở bên phải, nó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật (huyết áp cao trong thai kỳ) ảnh hưởng đến một số phụ nữ mang thai. Tình trạng này thường bắt đầu sau 20 tuần hoặc ngay sau khi em bé được sinh.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bà bầu nên lưu ý giảm bớt tình trạng đau bụng dưới - Ảnh minh họa
Sinh non: Nếu bạn mang thai dưới 37 tuần nhưng đã xuất hiện những cơn co thì nên tìm gặp bác sĩ để được khám và tư vấn đầy đủ.
Một số trường hợp có thể là dấu hiệu của sự chuyển dạ sớm, và bạn sẽ cần được theo dõi trong bệnh viện.
Nhau bong sớm: Đây là khi nhau thai bắt đầu bong ra khỏi thành tử cung, thường gây ra chảy máu và đau dữ dội liên tục. Trong trường hợp này mẹ bầu nên đến bệnh viện để có thể được kiểm tra.
Đôi khi bong nhau có thể dẫn đến em bé không được truyền đủ dinh dưỡng, gây ra những tai biến sản khoa đáng tiếc.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Chứng bệnh này có thể gây đau bụng và đôi khi, nhưng không phải luôn luôn, đau khi bạn đi tiểu.
Trong thời kỳ mang thai nếu bạn thấy đau bụng thì nghỉ ngơi là việc cần làm đầu tiên để giảm bớt cơn đau. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên:
- Nếu đau từ phía bên trái thì mẹ bầu nên nằm nghiêng sang bên phải và gác chân lên
- Nếu mẹ bầu bị đau do chuột rút thì hãy massage lưng
- Thư giãn tinh thần, tắm với nước ấm
- Người bị đau bụng khi mang thai nên sử dụng túi nước ấm để chườm vào khu vực đau