Bạn đã từng chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên cùng với gia đình chưa? Vậy mâm cơm cúng tất niên cần có những gì? Cùng Phụ nữ và Gia đình tìm hiểu ngay qua bài viết này!
- Những câu chúc Tết hay và ý nghĩa cho năm mới
- Cách xếp mâm ngũ quả đơn giản mà đẹp trong dịp Tết Nguyên đán
Vào ngày cuối cùng của năm nhà nhà đều sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên với mong ước con cháu quây quần kể cho nhau nghe những buồn vui của một năm. Đây cũng là lúc gia chủ thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên cũng như các vị thần bảo hộ gia đình mình trong năm vừa qua. Trong bài viết dưới đây hãy cùng điểm qua những thứ cần chuẩn bị để có mâm cơm cúng tất niên thật trọn vẹn.
Cúng tất niên có ý nghĩa gì?
Cúng tất niên là một phong tục tập quán mang nét đẹp văn hóa Việt Nam. Đây cũng là bước đánh dấu sự kết thúc của năm cũ, đón năm mới đến với mong muốn mang sự bình yên đến cho gia đình.
Lễ cúng tất niên được thực hiện vào chiều ngày 30 tết, ngày cuối cùng của một năm âm lịch. Bên mâm cơm tất niên sẽ có những chuyện vui nhưng cũng không thiếu những chuyện buồn, những khó khăn trong cuộc sống. Mọi người cùng nhau ăn cơm, cùng nhau giãi bày, chỉ đơn giản là gia đình là nơi họ có thể tin tưởng mà chia sẻ và gia đình luôn là chỗ dựa, là người lắng nghe tuyệt vời nhất.
Đây chính là ý nghĩa quan trọng nhất mà lễ tất niên mang đến, sự sum vầy và tình yêu thương của gia đình cho những đứa con làm ăn nơi xa tìm về. Không khí ấm cúng của gia đình là điều quý báu nhất sau khi đã trải qua bao nhiêu chuyện trong cuộc sống.
Thực đơn mâm cơm cúng tất niên
Cùng chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên sẽ có đầy đủ:
- Hương, hoa cúng, vàng mã
- Đèn nến, tùy thuộc từng gia đình sẽ dùng đèn điện hay đèn dầu hoặc nến cốc
- Trầu cau
- Rượu cúng, rượu trắng
- Bánh chưng, đối với miền nam sẽ là bánh tét
- Cỗ mặn với đầy đủ món ăn ngày tết
Món ăn trong mâm cơm cúng tất niên miền Bắc
- Sáu bát: giò heo hầm măng, lưỡi lợn, miến, mọc, mực, nấm thả
- Tám đĩa: thịt gà, thịt lợn, giò lụa, chả quế, bánh chưng, trứng muối, dưa hành, cá kho
Mâm cỗ tất niên miền Trung và miền Nam gần giống với miền Bắc nhưng có thêm một số món như:
- Bánh tét ở miền Nam
- Thịt kho tàu
- Gỏi tôm thịt
- Canh khổ qua nhồi thịt
- Chả giò
Bố trí mâm cúng tất niên
Cách bày biện cỗ cúng tất niên như sau:
- Mâm ngũ quả, hương hoa, trầu cau, trà rượu được đặt trên bàn thờ
- Mâm cỗ được đặt ở phía dưới, trên một chiếc bàn dài hình chữ nhật và trước bàn thờ
Cách thắp hương tất niên
Trong lễ cúng tất niên, thông thường người nam gia chủ sẽ đọc văn khấn. Bài văn khấn sẽ bao gồm hai phần, phần 1 là bài cúng tất niên cuối năm khi cúng gia tiên ở trong nhà. Ở phần văn khấn thứ hai sẽ được khấn ở ngoài trời với mục đích cúng thần linh.
Món chay cúng tất niên
Dưới đây là một số món chay trong mâm cỗ cúng tất niên để bạn tham khảo
Canh rau củ
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Cà chua
- Khoai tây
- Cà rốt
- Hành khô
- Hành hoa
Cách thực hiện:
- Sơ chế cà chua và khoai tây theo tỉ lệ vừa ăn
- Hành khô đập dập thái nhỏ phi thơm sau đó cho cà chua vào đảo mềm
- Tiếp tục cho khoai tây vào đảo vào sau đó thêm nước vào đun sôi khoảng 5 phút thì cho cà rốt vào
- Khi khoai chín mềm thì bạn tắt bếp và cho hành hoa thái nhỏ cùng gia vị vào.
Rau củ luộc
Nguyên liệu:
- Súp lơ
- Cà rốt
Cách thực hiện:
- Súp lơ và cà rốt sau khi tạo hình thì rửa sạch lại với nước
- Đun sôi nước trên bếp, bạn thêm vào một chút muối để màu rau đẹp hơn
- Sau khi nước sôi thì cho súp lơ vào đun sôi 3 phút, cho cà rốt vào đun thêm khoảng 2 phút thì tắt bếp.
Giò, chả chay
Món này làm tại nhà khá cầu kỳ và mất công, nên nếu không có thời gian và vật dụng để làm bạn có thể mua tại các cửa hàng bán đồ chay.
Hành muối
Nguyên liệu:
- Hành củ
- Đường
- Giấm
- Lọ thủy tinh
Cách thực hiện:
- Hành củ ngâm với nước vo gạo qua đêm để lột vỏ và bỏ phần rễ ngoài
- Để hành ráo nước sau đó đem phơi ngoài trời cho héo bớt
- Đun sôi đường và giấm theo tỉ lệ 1:1 sau đó để thật nguội
- Xếp số hành bên trên vào hũ thủy tinh, củ to thì bạn xếp bên dưới sau đó đổ hỗn hợp giấm đường vào
- Dùng nan tre chèn hành để hành không bị nổi lên.
- Để lọ hành ở chỗ thoáng mát từ 5 đến 7 ngày là dùng được
>>> Xem thêm:
- Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời, chuẩn bị sao cho đúng?
- Bài văn khấn cúng tất niên cuối năm ở cơ quan đầy đủ nhất
Xôi gấc
Nguyên liệu:
- Gạo nếp
- Gấc chín
- Rượu trắng
- Muối trắng
- Đường
- Dầu ăn
Cách thực hiện:
- Ngâm gạo nếp qua đêm sau đó vo lại và để ráo nước
- Lấy phần ruột gấc, nếu không có gấc tươi bạn có thể dùng gấc trữ đông
- Thêm một chút rượu vào ruột gấc rồi trộn cùng với gạo nếp
- Bạn có thể bỏ hạt hay giữ tùy theo sở thích
- Xóc gạo cùng với muối trắng sau đó cho vào nồi hấp
- Sau 20 phút nước sôi là sẽ được xôi, bạn dùng đũa xới đều sau đó cho thêm đường và dầu ăn để món xôi ngon hơn.
Trên đây là tổng hợp những thứ cần chuẩn bị để có một mâm cơm cúng tất niên đầy đủ. Hy vọng bạn sẽ có một mùa tất niên sum họp vui vẻ bên gia đình của mình.