Sở hữu một cơ thể khỏe mạnh và săn chắc là ước muốn của không ít chị em phụ nữ. Nếu bạn còn lo lắng về cân nặng, hãy thử tìm đến yoga nóng.
- 8 động tác yoga đơn giản trẻ hóa toàn bộ cơ thể, giải tỏa căng thẳng giúp phụ nữ luôn trẻ đẹp
- Muốn diện đồ Tết thật đẹp, hãy tập ngay 10 tư thế yoga này để giảm cân, sở hữu vóc dáng thon gọn nhanh chóng
Yoga nóng được tập trong một căn phòng có nhiệt độ cao. Nóng và độ ẩm sẽ giúp bạn dễ thực hành các tư thế và thư giãn tâm trí. Hơn nữa, do thực hiện trong điều kiện nhiệt độ cao, trào lưu tập yoga mới này cũng có khả năng giải độc cho cơ thể thông qua quá trình đổ mồ hôi.
Bikram Choudhury, một giáo viên dạy yoga tại Ấn Độ, là người sáng lập ra yoga nóng. Phương thức tập yoga mới lạ này nhanh chóng trở nên phổ biến và lan rộng khắp thế giới.
Người thực hiện cần tiến hành 26 tư thế yoga ở nhiệt độ 40°C trong 90 phút. Hiệu quả của yoga nóng hoàn toàn xứng đáng với công sức bạn bỏ ra. Tập yoga vừa giảm bớt căng thẳng vừa giúp cơ thể bạn thêm dẻo dai và săn chắc. Dưới đây là một số tư thế yoga nóng mọi người có thể thực hiện tại nhà:
Tư thế cái ghế (Utkatasana)
Tư thế cái ghế giúp kéo giãn hông, ngực và cột sống. Tư thế này cũng có khả năng làm săn chắc chân, đầu gối, đùi, cơ mắt cá chân, cải thiện khả năng cân bằng và giảm trọng lượng mông. Dưới đây là cách thực hiện:
Đứng thẳng, duỗi hai tay về phía trước, lòng bàn tay hướng xuống dưới.
Giữ khuỷu tay và đầu gối thẳng.
Gập đầu gối, hạ thân trên và tưởng tượng bản thân như đang ngồi trên một chiếc ghế.
Tránh để gối gập quá so với chân.
Giữ nguyên tư thế trong 30-60 giây.
Tư thế vặn cột sống (Ardha Matsyendrasana)
Tư thế này làm săn chắc các dây thần kinh cột sống và kéo giãn cơ bắp. Tư thế vặn cột sống cũng giúp tăng cường hệ tiêu hóa và thúc đẩy oxy lưu thông tới phổi. Dưới đây là cách tập:
Ngồi duỗi chân trên thảm, giữ thẳng chân và lưng.
Gập chân trái và đặt chân này bên cạnh hông phải.
Gập chân phải và đưa chân này qua chân trái, đặt bên cạnh đầu gối trái.
Xoay thân người sang phải, mắt nhìn qua vai phải.
Đặt tay trái lên đầu gối phải, tay phải để sau lưng.
Giữ nguyên tư thế trong 30-60 giây rồi đổi bên.
Tư thế cái cày (Halasana)
Tư thế cái cày giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, chữa đau lưng, tránh mất ngủ, kéo giãn cột sống và vai. Hơn nữa, những người mắc bệnh tuyến giáp cũng có thể cải thiện sức khỏe nhờ tập tư thế này thường xuyên. Dưới đây là cách thực hiện:
Nằm ngửa, chân chụm vào nhau, tay đặt hai bên.
Nhấc chân lên cao vuông góc với mặt sàn.
Từ từ nâng mông, bụng lên cùng với chân.
Đưa hai chân qua đầu, ngón cái chạm xuống sàn.
Giữ thẳng chân và để ngực chạm cằm.
Duy trì tư thế trong 30-60 giây.
Tư thế cây cầu (Sethu Bandhasana)
Tư thế này làm săn chắc cổ, cột sống và ngực. Nó có khả năng massage các cơ quan tiêu hóa, cải thiện lưu thông máu và chữa viêm xoang. Dưới đây là cách tập:
Nằm ngửa, gập đầu gối và ép bàn chân lên sàn nhà.
Hai chân đặt cách nhau một khoảng rộng bằng tay.
Giữ đầu gối và mắt cá chân thẳng với nhau.
Tay để hai bên, lòng bàn tay hướng xuống.
Từ từ nâng lưng lên khỏi sàn, giữ cho ngực chạm cằm.
Hai đùi phải song song với nhau.
Trọng lượng dồn lên cánh tay, bàn chân và vai. Giữ nguyên tư thế trong một phút rồi thư giãn.
Tư thế chó úp mặt (Adho Mukha Svanasana)
Tư thế này tăng cường cơ bụng và cải thiện hệ tiêu hóa. Nó cũng giúp săn chắc cánh tay và chân, thúc đẩy thông máu. Chó úp mặt cũng là tư thế lý tưởng nhằm để gia tăng sự tự tin cho bạn. Dưới đây là cách thực hiện:
Chống chân và tay lên sàn, mắt nhìn xuống dưới.
Nâng hông đồng thời duỗi thẳng khuỷu tay và đầu gối, cơ thể tạo thành hình chữ V ngược.
Giữ tay thẳng với vai của bạn, chân thẳng với hông của bạn.
Đẩy người về phía trước dưới sự giúp đỡ của lòng bàn tay, thẳng cổ.
Tai có thể chạm vào cánh tay, mắt nhìn về phía rốn.
Giữ nguyên tư thế trong vài phút rồi thư giãn.