Đũa là một trong những vật dụng quen thuộc của rất nhiều gia đình, phục vụ cho việc ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, sau khi ăn xong rửa đũa, nhiều gia đình lại mắc phải 3 sai lầm này gây ảnh hưởng cho sức khỏe của cả gia đình.
- Được chị em nội trợ ưa dùng trong nước hầm, loại củ này cực tốt cho tiêu hóa, hạ huyết áp, ngăn tiểu đường nhưng giá rẻ như cho
- 2 món bánh mùa xuân không nên bỏ lỡ, tốt cho gan lại giúp dưỡng da sáng khỏe
Chà xát đũa với nhau
Nhiều người có thói quen khi rửa sẽ cầm một bó đũa và chà xát chúng lại với nhau vì nghĩ rằng cách làm này vừa nhanh, tiện lợi và sạch sẽ. Tuy nhiên, cách rửa đũa như vậy sẽ làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đũa, vô tình tạo ra những vết nứt nhỏ khiến bề mặt của chúng dần trở nên thô ráp, dễ trở thành môi trường cho các vi sinh vật sản sinh.
Ngâm đũa trong nước
Thay vì rửa bát ngay sau khi ăn, nhiều người lại cho tất cả vào bồn và ngâm trong nước rửa chén. Cách làm này vô tình khiến cho các hóa chất từ nước rửa chén có cơ hội xâm nhập sâu vào đũa. Nếu chỉ rửa bằng nước cũng chưa đủ để loại bỏ.
Khi các loại hóa chất đi vào trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ của các ion canxi trong máu, gây tình trạng mệt mỏi, ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan.
3. Không làm khô đũa trước khi cất vào ống đũa
Bên cạnh hai thói quen sai lầm khi rửa đũa trên, cũng có không ít người thường mắc phải sai lầm đó là rửa đũa xong nhưng không làm khô đũa trước khi cho đũa vào ống. Chính vì thế, bạn đã tạo điều kiện cho đũa ở một nơi ẩm ướt, khiến cho vi khuẩn nấm mốc thuận lợi phát triển Thậm chí có thể sản sinh ra chất gây UT có tên là aflatoxin. Trong khi aflatoxin chính là một nhóm các chất chuyển hóa của vi nấm, có độc tính cao. Hơn nữa, với cách rửa đũa như vậy cũng rất dễ gây nhiễm trùng chéo các loại vi sinh vật gây bệnh trên các loại đũa khác nhau, các bệnh truyền nhiễm cũng có thể lây lan thông qua cách làm sạch đũa này.
Cách rửa đũa đúng cách
Rửa đũa từng chiếc
Bạn dùng miếng rửa chén rửa sạch bề mặt của từng chiếc đũa. Sau đó, xả qua một lần với nước thường. Việc rửa từng chiếc đũa sẽ tránh làm chúng cọ sát với nhau, tránh làm lây nhiễm hóa chất và vi khuẩn
Vệ sinh đũa mỗi tháng/lần
Bạn nên đem tất cả đũa vệ sinh 1 lần/tháng bằng cách cho tất cả đũa vào máy khử trùng hoặc ngâm đũa vào nước sôi trong khoảng 30 phút. Tuy nhiên, với đũa nhựa hay đũa sơn thì không nên thực hiện cách này.
Lau khô và cất đũa ở nơi thoáng mát
Sau khi rửa sạch đũa, bạn nên lau khô và phơi nắng. Khi đũa khô thì nên bảo quản đũa ở nơi thông thoáng, sạch sẽ, tránh môi trường ẩm thấp.