Nhiều người quan niệm uống sữa và ăn sữa chua không tốt cho người bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng vì sẽ làm tăng lượng axit ảnh hưởng tới tình trạng bệnh.
- Mẹ bầu ít tăng cân trong thai kỳ: Tưởng mừng ai ngờ gây hại cho con
- Nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm từ món ăn khoái khẩu của người Việt
Rất nhiều người mắc phải các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày cấp và mãn tính, viêm loét dạ dày hay hành tá tràng, sỏi dạ dày,…
Khi mắc các bệnh về dạ dày này, ngoài việc dùng các loại thuốc tương ứng để điều trị, bạn cũng nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống như ăn ít hoặc không ăn các thực phẩm lạnh, dễ gây kích thích.
Đau dạ dày uống sữa được không?
Sữa có tác dụng trung hòa axit dịch vị nên sau khi vào dạ dày con người sẽ hình thành một lớp màng bảo vệ trên bề mặt dạ dày, lớp màng bảo vệ này có thể ngăn cản một số thức ăn thô, axit dịch vị, rượu và các chất khác kích ứng mạnh dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Sữa có tác dụng giảm đau nhất định đối với chứng đau dạ dày do bệnh gây ra.
Ngoài ra, sữa cũng có thể cung cấp cho người bệnh một số protein chất lượng cao, canxi và các chất dinh dưỡng khác, giúp bệnh nhân không bị suy dinh dưỡng.
Tuy nhiên, không phải bệnh nhân dạ dày nào cũng thích hợp uống sữa, nếu bạn thuộc những người bệnh dạ dày sau đây, một khi uống sữa sẽ rất có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, không có lợi cho việc điều trị và phục hồi bệnh dạ dày.
Những bệnh dạ dày không thích hợp uống sữa
Loét dạ dày
Loét dạ dày là một loại bệnh dạ dày trong đó lớp lót bên trong dạ dày hoặc vết loét xuất hiện ở các lớp sâu hơn. Sau khi bị viêm loét dạ dày, nếu người bệnh uống sữa, có thể trong thời gian ngắn pha loãng nồng độ axit dịch vị, tạm thời giảm bớt một số khó chịu ở dạ dày.
Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Sau đó, sữa sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị, làm nặng thêm tình trạng viêm loét dạ dày, dễ khiến bệnh nhân bị đau dạ dày, chướng bụng ngày càng nghiêm trọng.
Viêm dạ dày trào ngược
Viêm dạ dày trào ngược là chỉ hiện tượng dịch mật hoặc dịch tụy trào ngược từ tá tràng vào dạ dày gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Một khi bị viêm dạ dày trào ngược, người bệnh sẽ có cảm giác đau bụng, căng chướng bụng, buồn nôn và nôn thường xuyên.
Vì vậy, đối với bệnh nhân viêm dạ dày trào ngược, cố gắng không uống sữa trong thời gian điều trị, nếu không, túi mật sẽ chuyển hóa nhiều dịch mật. Những dịch mật này sẽ trào ngược vào dạ dày, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân viêm dạ dày trào ngược sau khi điều trị có triệu chứng trào ngược nhẹ thì có thể uống một chút sữa ấm là phù hợp. Uống sữa đúng cách vào thời điểm này có thể tạo thành một lớp màng bảo vệ trong dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tổn thương mật.
Viêm dạ dày cấp
Đối với bệnh nhân viêm dạ dày cấp, cố gắng không uống sữa. Hàm lượng protein có trong sữa rất cao, sau khi những protein này vào dạ dày sẽ khiến dạ dày bị viêm cấp tính không thể hấp thụ và tiêu hóa, sinh ra nhiều hơi.
Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng đầy bụng, đau bụng, nôn ói ở người bệnh rất rõ ràng, gây ra những tác dụng phụ nhất định cho quá trình điều trị viêm dạ dày cấp tính.
Ngoài ra, bệnh nhân có vấn đề về dạ dày không nên uống sữa khi bụng đói, không uống sữa quá lạnh, quá nóng để không tạo gánh nặng cho dạ dày.
Nên uống sữa lúc nào khi bị đau dạ dày?
Người bị đau dạ dày được khuyên dùng sữa 1 tiếng sau các bữa ăn để tận dụng lợi ích của các loại sữa này một cách tốt nhất. Không uống quá 500ml sữa trong một ngày hay dùng sữa để giải khát. Sử dụng quá liều lượng sữa, cơ thể sẽ không hấp thụ được dẫn tới chứng khó tiêu.
Nên uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ để cải thiện tình trạng giấc ngủ, thúc đẩy quá trình hấp thu dinh dưỡng vì nó giúp xoa dịu cơn đau tốt hơn. Có rất nhiều cách để làm ấm sữa nhưng bạn không nên đun trực tiếp trên bếp đun. Bạn có thể tận dụng lò vi sóng để làm nóng sữa nhưng chỉ nên điều chỉnh nhiệt ở mức độ thấp nhất.
Khi uống sữa, có thể sử dụng một số loại thực phẩm chứa tinh bột, thấm hút tốt dịch vị dạ dày như: bánh mì, bánh quy, khoai hoặc cơm. Ngoài ra, một số loại thực phẩm khác cũng rất tốt cho dạ dày mà bạn có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình như: nghệ, bắp cải, trứng,…