Là thực phẩm góp mặt trong nhiều món ăn, mộc nhĩ không chỉ là nguyên liệu làm tăng hương vị, độ ngon cho đồ ăn, mà còn mang lại hiệu quả tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, để không biến mộc nhĩ trở thành chất độc, bạn cần tránh 3 sai lầm khi chế biến dưới đây.
- Người bị hen suyễn lưu ý, làm sạch và bảo quản buồng đệm đúng cách sẽ làm tăng hiệu quả điều trị
- Chỉ số đáng kinh ngạc nhất: Siêu biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm mạnh hơn 500% so với chủng Delta
Ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng
Theo Tiền Phong, rất nhiều người có thói quen ngâm mộc nhĩ vào nước nóng hoặc luộc lên trước khi chế biến để mộc nhĩ nở nhanh, mà không biết rằng cách này tuyệt đối không được làm.
Bởi trong mộc nhĩ khô có thể còn sót lại morpholine - một loại chất độc thường có trong nấm nên phải ngâm trong nước lạnh để chất độc này có thời gian hòa tan vào nước.
Ngoài ra, khi bạn ngâm mộc nhĩ bằng nước sôi, vì nở nhanh nên mộc nhĩ không có nhiều thời gian để thẩm thấu dần như nước lạnh nên mỗi kg mộc nhĩ khô cũng chỉ có thể nở được từ 2,5 - 3,5kg, chưa kể mộc nhĩ sẽ bị nhũn, dính, không thể bảo quản hay cất giữ cho lần sử dụng sau.
Dùng mộc nhĩ đã ngâm lâu
Mộc nhĩ nếu được ngâm vào nước lạnh sẽ giúp hòa tan độc tố và giúp cho thực phẩm này trở nên an toàn hơn. Tuy nhiên, nếu ngâm quá lâu sẽ khiến thực phẩm này bị biến chất và gây độc hại cho người sử dụng.
Bởi mộc nhĩ ngâm lâu sẽ bị biến chất do chất đạm bị thủy phân, giống như thịt để lâu bị thối, khiến cho vi khuẩn dễ tấn công vào hệ tiêu hóa, gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn và ngộ độc. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài và ở mức độ nặng, bệnh nhân có thể bị hôn mê phải nhập viện cấp cứu.
Ăn mộc nhĩ tươi
Khi còn tươi, mộc nhĩ chứa nhiều chất morpholine nhạy cảm ánh sáng, vì thế nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi mà cơ thể tiếp xúc với ánh sáng sẽ làm cho da bị ngứa, phù nề, trong trường hợp trầm trọng còn dẫn đến hoại tử da nghiêm trọng.
Đó là lý do vì sao mộc nhĩ cần được phơi khô bởi sau khi phơi khô, chất cảm quang tự nhiên mất đi, độc tính cũng biến mất, không gây nguy hại cho sức khỏe con người.
Cách sơ chế để loại bỏ chất độc trong mộc nhĩ
Với mộc nhĩ khô đã được bỏ chân và và làm sạch, bạn chỉ cần rửa lại bằng nước muối loãng, sau đó ngâm nước trong khoảng thời gian từ 15 - 30 phút là có thể chế biến được.
Ngoài ra nếu bạn muốn tăng tốc thời gian ngâm và làm sạch tốt hơn những thứ bẩn dính trên mộc nhĩ, bạn cũng có thể sử dụng baking soda bằng cách: Ngâm mộc nhĩ trong nước baking soda trong 10 phút rồi mang ra rửa lại với nước vài lần là sạch.