Không ai có thể phủ nhận, rau củ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh tiểu đường thì cần lựa chọn thực phẩm kỹ càng hơn. 3 nhóm rau củ người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn để tránh bị tăng đường huyết.
- Người mắc bệnh tiểu đường tuyệt đối không nên ăn 3 nhóm rau củ này
- Cần biết: Ai ở TP.HCM chưa tiêm vaccine Covid-19 hãy làm ngay việc này
Tiểu đường là căn bệnh mãn tính nguy hiểm, dễ gây biến chứng, tỷ lệ tử vong cao. Ngoài uống thuốc, cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này là phải áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát tốt đường huyết.
Thông thường, chế độ ăn với nhiều rau củ sẽ được các bác sĩ khuyên dùng rộng rãi với bệnh nhân tiểu đường nói riêng và với tất cả mọi người nói chung. Tuy nhiên, có những loại rau lại khiến cho lượng đường huyết tăng nhanh hơn cả đồ ngọt. Đó chính là nhóm rau củ chứa nhiều tinh bột; Các loại quả họ đậu; Rau củ muối.
Cùng tìm hiểu lý do vì sao những nhóm rau củ này lại khiến đường huyết tăng nhanh và người mắc bệnh tiểu đường nên tránh xa.
Các loại rau củ chứa nhiều tinh bột
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại củ (thường được coi là một loại rau) ví dụ như cà rốt, củ cải bí, củ dền… chứa lượng carbs khá cao. Vì thế, nếu ăn các loại rau củ này với một số lượng lớn và trong thời gian dài có thể gây tăng đường huyết rất nhanh.
Vì thế, những người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên ăn các loại rau củ dưới 64g/ngày. Và đặc biệt, khi ăn rau củ mọi người nên ăn kết hợp với các loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh hoặc các thực phẩm có chứa protein để giảm phản ứng đường huyết trong cơ thể.
Các loại quả họ đậu
Phải nói rằng, các loại quả họ đậu là nguồn cung cấp protein, chất xơ, prebiotics và nhiều vi chất dinh dưỡng tuyệt vời có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, vì các loại quả họ đậu chứa khá nhiều carbs. Nếu coi chúng như một loại rau và ăn thường xuyên trong bữa ăn gia đình thì khả năng đường huyết của bạn sẽ bị tăng đột biến.
Vì thế, bạn nên nghe theo sự tư vấn của bác sĩ để có cách kết hợp rau củ lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể, tránh đường huyết bị tăng đột biến gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Rau củ muối
Rau củ muối ăn thì ngon miệng thật đấy, vì khi được lên men, rau củ sẽ chứa nhiều vi lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa, kích thích ăn ngon. Tuy nhiên, nếu thời gian ngâm quá lâu, lượng muối quá nhiều, các chất dinh dưỡng sẽ bị phá hủy, nhất là các chất vitamin.
Đặc biệt, trong quá trình chế biến, các món ăn này thường được thêm nhiều gia vị như đường, muối… khiến cho lượng đường huyết tăng nhanh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Để kiểm soát tốt đường huyết tốt các chuyên gia khuyên người bệnh nên thực hiện 3 điều sau:
Kiểm soát chế độ ăn uống
Để ổn định lượng đường huyết trong cơ thể, cần kiểm soát lượng calo nạp vào mỗi ngày và phân bổ hợp lý các chất bột đường, chất béo, chất đạm... để tránh rối loạn trao đổi đường glucose. Đồng thời nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thay vì ăn một lượng lớn thức ăn cùng một lúc.
Nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt (hạt kê, gạo đen, yến mạch…), các loại rau xanh và loại trái cây ít ngọt như các loại rau lá, ổi, táo, củ đậu…
Vận động thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên chính là chìa khóa của sức khỏe, không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn. Vì thế nên lựa chọn môn thể thao phù hợp với cơ thể và duy trì luyện tập từ 3-5 buổi/tuần.
Không những người mắc bệnh tiểu đường, mà tất cả mọi người đều nên duy trì thói quen vận động để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật (Hình minh họa)
Uống đủ nước lọc
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn uống quá ít nước thì lượng đường trong máu sẽ tăng lên. Vì vậy, nên tạo thói quen uống nước đúng, đủ liều lượng để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, ổn định đường trong máu.
Loại nước tốt nhất mà nên nạp cho cơ thể là nước lọc. Người bệnh không nên lạm dụng nước trái cây, các loại nước ngọt có đường.