Dưới đây là 6 thói quen đi ngủ không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp bạn đạt hiệu quả giảm cân tối đa. Cùng áp dụng nhé!
- Giới khoa học lo ngại về biến thể SARS-CoV-2 mới chứa nhiều đột biến hơn cả biến chủng Delta
- Điều gì sẽ níu kéo thanh xuân, trẻ mãi không già, các quý cô cần "khắc cốt ghi tâm"
1.Giảm nhiệt độ phòng
Lao Động chia sẻ, theo một nghiên cứu trên tạp chí Diabetes cho thấy: Nếu ngủ ở nhiệt độ mát hơn có thể giúp đốt cháy nhiều calo hơn và giảm cân khi ngủ. Cụ thể, những người ngủ trong phòng được làm mát đến 66 độ F trong một tháng sẽ tăng được 42% khả năng đốt cháy calo của lượng chất béo nâu trong cơ thể và tăng được 10% khả năng chuyển hóa chất béo. Thậm chí, độ nhạy insulin trong cơ thể của họ cũng được cải thiện, làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.
Trước đây, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng “tín hiệu trao đổi chất” giữa cơ xương và mô mỡ nâu khi thời tiết lạnh có thể khiến cơ thể làm việc nhiều hơn để đạt được nhiệt độ cốt lõi tối ưu. Đặc biệt, ngủ khỏa thân có thể tối đa hóa được những lợi ích này.
2.Ăn bữa tối vừa phải
Nếu bạn nạp quá nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể, ban đêm cơ thể sẽ phải tăng tốc hoạt động để trao đổi chất thay vì giải độc và nạp năng lượng.
Giám đốc Chương trình Briefric - Sharon Zarabi tại Bệnh viện Lenox Hill cho biết, nếu ăn nhiều carbs, sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao và cơ thể sẽ tiết ra insulin để lấy lượng đường đó, đưa đến các tế bào sử dụng. Vì thế nếu bạn đi ngủ và không sử dụng năng lượng ấy, nó sẽ được tích trữ dưới dạng chất béo.
Sự gia tăng của insulin cũng tạo ra các hoạt động làm tăng lượng đường trong máu, thúc đẩy quá trình lưu trữ và ngăn ngừa sự phân hủy chất béo, từ đó gây cản trở đồng hồ sinh học của giấc ngủ.
3.Bỏ các thiết bị điện tử khỏi phòng ngủ
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Harvard phát hiện ra rằng tiếp xúc với ánh sáng xanh có thể ngăn chặn sản xuất melatonin trong thời gian dài gấp đôi so với ánh sáng tự nhiên và từ đó làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể.
Nghiên cứu khác đến từ Đại học Northwestern cũng cho thấy việc tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm sẽ làm tăng cảm giác đói và kháng insulin, dẫn đến tăng cân, tăng mỡ trong cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
4.Ngủ trong bóng tối hoàn toàn
Khi mặt trời lặn, cơ thể sẽ bắt đầu sản xuất melatonin, khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và giúp điều hòa nhịp sinh học. Nhưng ánh sáng trong nhà và thậm chí ánh sáng mờ (như ánh sáng từ ngoài đường) cũng có thể trì hoãn việc bắt đầu sản xuất melatonin và khiến bạn tăng cân vì làm hạn chế việc sản xuất chất béo nâu đốt cháy calo.
Để giải thích vấn đề này, tiến sĩ Nusbaum cho biết thêm: “Melatonin đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa sự trao đổi chất trong cơ thể, và việc tăng melatonin đã được chứng minh là làm tăng chất béo nâu, cải thiện mức lipid trong máu và mức insulin lúc đói”.
5.Tập thể dục
Tập thể dục là phương pháp lành mạnh giúp tăng cường trao đổi chất cả ngày và đêm. Theo National Sleep Foundation, có tới 83% những người tập thể dục vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp tình trạng mất ngủ, hãy tránh tập thể dục trong bốn giờ trước khi đi ngủ.
6.Chế độ nhịn ăn gián đoạn
Nhịn ăn gián đoạn giúp sửa chữa tế bào và làm cho chất béo được đốt cháy hiệu quả. Một chế độ ăn kiêng hoàn toàn có thể sẽ quá khắc nghiệt và khó duy trì đối với nhiều người. Vì thế, bạn có thể thực hiện chế độ nhịn ăn gián đoạn kéo dài trong khoảng 12 giờ với kế hoạch 12:12 phổ biến.