Biến chủng B.1.1.529 - Biến chủng mới của Virus Corona đang khiến giới khoa học lo lắng vì chứa lượng đột biến cực kỳ cao, có khả năng trốn tránh hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Những lời khuyên hữu ích khi sử dụng máy tạo ẩm
- Black Friday bùng nổ cơn lốc giảm giá lên đến 49% tại Siêu Thị Y Tế
Xuất hiện biến thể SARS-CoV-2 mới chứa nhiều đột biến hơn cả biến chủng Delta
Theo Tiền Phong, biến chủng B.1.1.529 lần đầu tiên được phát hiện tại Botswana và cho tới nay đã có 6 ca bệnh được xác nhận ở riêng Nam Phi. Còn trên toàn thế giới là 10 ca bệnh xuất hiện ở 3 quốc gia. Biến chủng này đang khiến các nhà nghiên cứu lo lắng vì số lượng đột biến cực kỳ cao có thể giúp virus lẩn trốn hệ miễn dịch của cơ thể.
Cụ thể, theo các nhà khoa học, chủng B.1.1.529 có 32 đột biến trong protein gai, tức phần của virus mà hầu hết các loại vắc xin dùng để tạo ra miễn dịch chống lại COVID-19. Các đột biến trong protein gai ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm của virus, đồng thời khiến các tế bào miễn dịch trong cơ thể con người khó tấn công mầm bệnh hơn.
Nhà virus học tại ĐH Hoàng gia London - TS Tom Peacock cũng đăng thông tin chi tiết về biến thể này trên trang web chuyên chia sẻ về chuỗi gien. Ông nhấn mạnh rằng số lượng đột biến cực kỳ cao cho thấy đây thực sự là virus đáng lo ngại.
Trong hàng loạt các bài trên tweet, TS Peacock nói rằng “cực kỳ cần giám sát biến chủng này vì số lượng protein gai cao kinh khủng”, nhưng cũng có thể là một “nhóm kỳ lạ” không có tính lây lan cao lắm. “Tôi hy vọng như vậy”, ông viết.
Giáo sư Ravi Gupta - Nghiên cứu về vi sinh học lâm sàng tại ĐH Cambridge, cho biết phòng thí nghiệm của ông tìm ra 2 trong số các đột biến của B.1.1.529 làm tăng khả năng lây nhiễm và giảm khả năng nhận biết của kháng thể.
“Nó chắc chắn là một mối quan tâm đáng kể dựa trên những đột biến hiện tại. Tuy nhiên, tính chất quan trọng nhất của virus mà giới khoa học chưa tìm ra là khả năng lây nhiễm của nó, vì đó là tính chất nổi bật nhất của biến thể Delta. Lẩn tránh hệ miễn dịch chỉ là một phần của vấn đề”, GS Gupta chia sẻ thêm.