Nhiều người nghĩ rằng phương pháp uống giấm giảm cân sẽ hiệu quả, mà không lường trước nguy hại có thể xảy ra.
- 5 cách giảm cân vừa thông minh lại vô cùng dễ dàng, không cần phải bỏ tiền tốn công vào phòng tập mà bạn nên biết
- 7 loại trái cây có thể giúp bạn giảm cân trong mùa hè
Giảm cân là từ ngữ rất quen thuộc đối với chúng ta, đặc biệt là nữ giới, đang loay hoay tìm cách để xuống cân nhanh chóng. Trên mạng xã hội, nhiều chị em “mách” nhau cách tiêu mỡ, giảm cân nhanh chóng bằng cách uống giấm. Tuy nhiên cách này có thực sự an toàn?
Tác hại của việc sử dụng giấm để ép cân
Trong giấm có chứa rất nhiều hoạt chất như acid acetic hay acid citric và acid amin với tác dụng thúc đẩy vào quá trình của sự trao đổi chất trong cơ thể, kích thích đốt cháy năng lượng và làm giảm các chất mỡ đặc biệt là mỡ ở vùng bụng. Nồng độ của men trong giấm cũng giúp loại bỏ các tế bào chết, phân giải các thành phần chất béo hấp thu vào cơ thể và khử độc.
Nhưng lạm dụng giấm với một số lượng lớn, không có sự kiểm soát tiêu thụ nhất định thì lượng giấm uống vào người sẽ dẫn đến tình trạng niêm mạc dạ dày và ruột bị bào mòn, hủy diệt các men tiêu hóa.
Người sử dụng giấm không còn cảm giác thèm ăn, cơ thể không hấp thu được các chất dinh dưỡng, ngoài ra có thể gây độc với nhiều mức độ khác nhau do độ pH trong cơ thể giảm tác động lên hệ thần kinh.
Khi chúng ta sử dụng giấm để giảm cân, giảm béo, cơ thể có thể gầy đi nhưng cùng với đó là dễ tăng nguy cơ mắc các loại bệnh do sức khỏe bị suy giảm, thể lực trở nên yếu kém, khó hấp thu các chất dinh dưỡng.
Các lưu ý khi sử dụng giấm để giảm cân
Nên sử dụng các loại giấm tự nhiên và giấm tự làm ở nhà theo đúng phương pháp. Nên chọn loại giấm có mảng kết tủa do xác giấm bị lão hóa; khi lắc, bọt trong chai đựng giấm chậm tan; khi mở nắp chai cảm nhận vị chua nhẹ, dịu, không bay lên mũi ngay.
Cần mua giấm ở những nơi uy tín, có thương hiệu, tốt nhất là nên tự làm tại nhà. Giấm tự nhiên không phải là giấm được pha loãng từ acid acetic công nghiệp mà là giấm được sản xuất bằng cách cho lên men tự nhiên từ gạo, chuối, táo hay táo mèo và thường được gọi là giấm gạo, giấm chuối, giấm táo, giấm táo mèo.
Cách làm giấm từ gạo
Giấm gạo thường được dùng trong công thức nấu một số món salad do hương vị chua ngọt dịu, tốt cho sức khỏe nhờ hàm lượng axit thấp hơn các loại giấm khác. Nguyên liệu làm giấm gạo bao gồm:
- Gạo tẻ: 1 kg
- Đường cát trắng: 400 gram
- Men bia: 500 gram
- Trứng gà: 2 quả
- 1 tấm vải mỏng
- Bình thủy tinh đựng giấm
Cách nuôi giấm gạo:
- Bước 1: Rửa sạch bình thuỷ tinh và phơi khô ráo. Gạo tẻ vo sạch và cho vào nồi nấu thành cơm. Sau đó đổ 1,5L nước sạch vào nồi ngâm với cơm chín rồi để để trong tủ lạnh qua đêm.
- Bước 2: Đem phần cơm đã ngâm ra ngoài, bọc trong tấm vải mỏng rồi vắt lấy nước. Nước gạo chắt ra pha với đường theo tỉ lệ 4 chén nước với 2,5 chén đường. Đun dung dịch trên bếp trong vòng 30 phút rồi để nguội và trộn với men bia. Sau đó cho hỗn hợp vào bình thuỷ tinh ủ trong khoảng 1 tuần
- Bước 3 : Nấu giấm đã lên men cùng 2 lòng trắng trứng gà. Sau khi sôi, vớt trứng ra và để nguội giấm là có thể sử dụng được. Thành phẩm là giấm có mùi thơm, hơi đục và không bị kết tủa.
Những điều cần lưu ý khi dùng giấm giảm cân
Có thể pha loãng thêm với mật ong hay nước ép trái cây để dễ uống hơn.
Ngoài uống giấm, chúng ta có thể kết hợp giấm để chế biến với các loại thức ăn khác như trộn rau xà lách, trộn gỏi, làm nộm, cho thêm vào món ăn...
Nếu uống với một số lượng giấm trực tiếp lúc đầu sẽ có hiện tượng gây ợ chua, có cảm giác cồn cào khó chịu trong bụng dễ dẫn đến nguy cơ viêm loét dạ dày. Khi phát hiện tình trạng này xảy ra, phải ngưng ngay việc sử dụng giấm để giảm cân, giảm béo vì có thể phương pháp này không phù hợp.
Những trường hợp dưới đây tuyệt đối không nên uống giấm để thực hiện giảm cân, giảm béo như:
- Đang sử dụng một loại thuốc để chữa bệnh nào đó vì có một số loại thuốc như sulfathiazole dễ bị kết tinh trong môi trường acid của giấm sẽ gây hại cho thận.
- Nếu dùng thuốc có tính kiềm, giấm sẽ làm cho hiệu lực của thuốc điều trị bị hạn chế và mất tác dụng.
- Khi bị thương tổn ở xương, nếu dùng giấm sẽ làm cho chỗ xương bị tổn thương lâu liền sẹo và gây đau đớn, nhức mỏi;
- Bệnh nhân sỏi mật khi uống giấm sẽ làm cho túi mật bị kích thích, co bóp và tạo nên cơn đau.
- Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày - tá tràng nếu uống giấm nhiều sẽ làm cho bệnh lý ngày càng trầm trọng hơn.