Hãy cùng điểm lại những hoạt động truyền thống không thể thiếu trong ngày tết trung thu.
- Mua bánh trung thu trên Facebook, người phụ nữ 51 tuổi gặp 'hoạ': 1 cú click chuột, mất sạch tiền tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng
- Đón chờ siêu trăng cuối cùng của năm 2023: Sẽ xuất hiện vào ngày 29/9 dương lịch, trùng với Tết Trung thu 15/8 âm lịch
Hằng năm, Tết Trung Thu được tổ chức đúng vào ngày 15/8 âm lịch (tức Rằm tháng 8). Năm 2023, Trung Thu 2023 sẽ rơi vào thứ Sáu, ngày 29/09 dương lịch. Theo quan niệm xưa, Trung Thu là dịp lễ đoàn viên để mọi người cùng nhau quây quần, phá cỗ trông trăng. Trung Thu còn được coi là tết thiếu nhi. Đây là dịp để trẻ nhỏ được vui chơi, rước đèn, múa lân...
Rước đèn trung thu:
Trong mỗi dịp trung thu thì khi đón trăng - đón Tết Trung Thu, khắp nơi, mọi nhà, mọi người, nhất là các em nhỏ, được người lớn chuẩn bị cho tết, hướng dẫn trẻ em ngắm trăng vui chơi, múa hát, đánh trống, rước đèn ông sao và các hình con vật, cùng nhiều đồ chơi thích thú.
Người lớn không chỉ mua sắm, tổ chức, hướng dẫn cho con trẻ, mà cũng cùng các em vui chơi thoả chí và thích thú đón trăng, phá cỗ dưới trăng làm nên sự thăng hoa tình cảm, trí tuệ, trước thiên nhiên, cuộc sống, khi mùa thu êm ả, mát mẻ, dễ chịu, thoải mái, hứng khởi đi tới tương lai của cộng đồng và mỗi người.
Múa lân sư rồng
Múa lân sư rồng là hoạt động không thể thiếu trong lễ hội tết trung thu cổ truyền, tạo nên không khí rộn ràng, nhộn nhịp.Tiếng trống thùng thình vang lên, tiếng hò gieo vui thích từ các em nhỏ, người lớn tạo nên sự quân tâm đông đảo đặc biệt là các trẻ nhỏ, nét đẹp văn hóa truyền thống và vô cùng quan trọng trong hoạt động ngày tết trung thu thiếu nhi.
Chơi trò chơi dân gian
Những trò chơi dân gian là hoạt động không thể thiếu trong mỗi dịp tết trung thu, những trò chơi vận động mang tính thể chất như kéo co, bịt mắt đánh trống, nhảy bao bố, chuột nhử mèo...Nó được gắn liền với tuổi thơ, tạo ra sự gắn kết với con trẻ, được giao lưu, tự tin cho bản thân, nhận được những phần quà hấp dẫn, người lớn thì hò gieo cổ vũ cho các em nhỏ tạo nên bầu không khí Trung Thu càng trở nên sôi động.
Thi bày mâm cỗ trung thu
Trong đêm hội trăng rằm không thể thiếu chiếc đèn ông sao, mâm cỗ trung thu.Mâm cỗ trung thu truyền thống của người Việt Nam đầy đủ gồm những loại quả đặc trưng, nhiều mầu sắc như quả bưởi, quả hồng đỏ và trái thanh long thành mát, lựu, ổi, cam, mía tím, dưa hấu...Các e nhỏ sẽ được thi đội với nhau, lựa chọn hoa quả từ ban tổ chức sau đó sẽ có thời gian 60 phút thể hiện sự sáng tạo trong việc trang trí bày mâm cỗ và chuẩn bị bài thuyết trình về chủ đề mâm cỗ đó.Hoạt động này giúp các em có thêm sự sáng tạo, gắn kết.
Hát trống quân
Hát trống quân là một phong tục truyền thống trong lễ Tết Trung thu ở Việt Nam. Với âm điệu nhịp nhàng và những tiếng trống vang lên, người ta hát theo nhịp ba “thình, thùng, thình”. Hát trống quân thường được thực hiện bởi các đôi nam nữ, tạo nên không khí vui tươi và náo nhiệt trong ngày lễ.
Tặng quà cho nhau dịp Tết Trung thu
Trong ngày Trung thu, người dân Việt Nam thường tặng quà và dành tặng những lời chúc Trung thu tốt đẹp cho nhau. Mọi người thường chuẩn bị những món quà như bánh Trung thu, kẹo, đèn lồng, hoa quả để biếu cho gia đình, bạn bè, người thân và những người thân thiết để thể hiện lòng tri ân, tình cảm yêu thương và sự chia sẻ trong ngày lễ đặc biệt này. Nhận được những món quà Trung thu mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người, tạo nên không khí đoàn viên và ấm áp trong gia đình và cộng đồng.