Từ đêm 22/12, vùng biển phía nam quần đảo Trường Sa sẽ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 4-6 m.
- Dự báo áp thấp mới sẽ hình thành vào dịp Giáng sinh, có khả năng mạnh lên thành bão nhiệt đới hướng về Biển Đông
- KHẨN: Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đi vào Biển Đông, tiến gần đến vùng biển phía Nam của Việt Nam
Theo thông tin từ báo Tiền Phong, vào 1 giờ ngày 22/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía nam của khu vực Nam Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8. Những giờ qua, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc với tốc độ 5-10km/h.
Dự báo trong ngày và đêm nay, bão sẽ di chuyển theo hướng đông bắc, sau đó chuyển hướng tây bắc với tốc độ khá chậm, khoảng 10km/h và giữ nguyên cường độ.
Đến 1 giờ ngày 23/12, tâm áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía nam của khu vực Nam Biển Đông với cường độ cấp 6, giật cấp 8.
Trong ngày và đêm 23/12, áp thấp nhiệt có dấu hiệu mạnh lên, di chuyển ổn định theo hướng tây bắc, mỗi giờ đi khoảng 10km.
Đến 1 giờ ngày 24/12, tâm áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía nam quần đảo Hoàng Sa của nước ta với cường độ mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Theo thông tin từ báo Lao Động, từ đêm 22/12, vùng biển phía nam quần đảo Trường Sa sẽ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 4-6 m.
Cơ quan khí tượng cảnh báo tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm này có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh và sóng lớn.
Người dân và du khách tại các địa phương được dự báo chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận... cần chú ý theo dõi các bản tin dự báo thời tiết tiếp theo để có biện pháp đảm bảo an toàn, chủ động về kế hoạch di chuyển và hoạt động ngoài trời.
Tháng 12, mưa lớn kéo dài đã gây thiệt hại nhiều nơi tại Nam Trung Bộ, đặc biệt là vùng trũng thấp ở Khánh Hòa. Nghiêm trọng nhất, ngày 15/12, đèo Khánh Lê nối Nha Trang - Đà Lạt tê liệt do sạt lở đất nghiêm trọng sau đợt mưa lớn, khiến hàng trăm người mắc kẹt.