Dưới đây là chế độ ăn uống cho mẹ bầu để dinh dưỡng vào mẹ chứ không vào con, con khỏe mẹ đẹp.
- Mẹ bầu ăn thực phẩm này đẻ con da trắng, môi hồng như Hoa hậu
- Mẹ bầu nên ăn những loại trái cây gì khi mang thai?
Mẹ bầu có nên giảm cân khi đang mang thai?
Trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu không nên áp dụng phương pháp ăn kiêng vì khi bạn đói, thai nhi cũng đói theo. Nhưng với các mẹ bầu béo phì hoặc đang tăng cân quá nhanh, hãy chú ý đến 6 bí quyết giảm béo dưới đây của chúng tôi vì những lý do sau:
Theo các bác sỹ tại Bệnh viện phụ sản TW có tới hơn 30% phụ nữ tăng cân quá mức khi đang mang thai.
Mẹ bầu thừa cân trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sẩy thai, chết lưu hoặc sinh non.
Béo phì có thể dẫn đến hiện tượng cao huyết áp, tiểu đường, hoặc tiền sản giật cho phụ nữ.
Mẹ bầu béo phì dễ khiến em bé dị tật bẩm sinh và khó khăn khi siêu âm, chẩn đoán.
Tăng nguy cơ máu đông, nhiễm trùng, khó gây mê khi sinh nở.
Giảm cân sau sinh sẽ rất vất vả nếu tăng cân quá nhiều trong thai kỳ.
Mẹ bầu nên tăng bao nhiêu cân thì đủ?
Việc tăng cân khi đang mang thai là điều không thể tránh khỏi để bảo vệ sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh, tử cung, nhau thai và nước ối. Lượng cân nặng này sẽ biến mất sau khi em bé chào đời. Các chuyên gia cũng kiến nghị mức tăng cân phù hợp với dáng vóc người phụ nữ Việt Nam là từ 10-14 kg. Đây là mức tăng cân tiêu chuẩn an toàn. Nhưng nếu bạn đang thừa cân, bạn chỉ nên tăng từ 7-7,5kg.
Bạn chỉ mang thai 1-2 lần trong đời nhưng việc giảm cân thì phải duy trì nó trong cả quãng thời gian trước và sau khi mang thai. Thay vì cố gắng giảm cân trong thai kỳ, bạn hãy sử dụng khoảng thời gian 9 tháng này để xây dựng các thói quen ăn uống lành mạnh cho bản thân để em bé khỏe mạnh, mẹ gọn gàng cả sau khi sinh.
Chế độ ăn uống cho bà bầu
- Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, khi có thai cần tăng trung bình 9-12 kg là đủ. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ trước khi có thai mà sự tăng cân là khác nhau. Cụ thể, với người đã dư cân thì chỉ cần tăng 7-8 kg, người cân nặng trung bình cần tăng 11,5-16 kg, người mảnh khảnh cần tăng 12-18 kg.
- Chị em cần tăng thêm 15 g chất đạm/ngày. Trong đó, đạm động vật gồm: sữa, thịt, trứng, thủy sản như tôm, cua, cá, ốc... Chất đạm thực vật gồm: đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng, lạc. Đây là những thức ăn giá rẻ hơn thịt, có lượng đạm cao, lượng chất béo nhiều giúp tăng nhiệt lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các nguồn vitamin tan trong chất béo.
Để đáp ứng số năng lượng và chất đạm trên bà bầu cần ăn thêm tương đương 1 bát cơm, 30 g thịt hoặc 1 quả trứng và 3 bánh bích quy dinh dưỡng có tăng cường đa vi chất dinh dưỡng hoặc một cốc sữa mỗi ngày.
- Cần ăn thêm bữa và tăng lượng thức ăn, chú ý tăng cường thực phẩm giàu đạm, kẽm, sắt, vitamin A, vitamin C và canxi. Ăn đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm theo 4 nhóm.
Một số thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), rau dền, các loại rau có màu xanh đậm… Một số thực phẩm giàu canxi: sữa, tôm, cá nhỏ (ăn cả xương), cua, ốc, hạt vừng... Mỗi tuần nên ăn cá ít nhất 3-4 lần để bổ sung các axít béo thiết yếu giúp phát triển trí não thai nhi. Chú ý ăn đủ rau xanh, ngày 400-600 g để tránh táo bón. Bổ sung quả chín để cung cấp vitamin.
- Không nên dùng các chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá, chè đặc, ớt, hạt tiêu, giấm.... Nên ăn nhạt, bớt muối nhất là những bà mẹ bị phù thận để giảm phù và tai biến khi đẻ. Trung bình ăn 6 g bột canh/ngày.
- Uống thêm viên sắt hàm lượng 60 mg/ngày để phòng thiếu máu thiếu sắt, uống cho đến sau khi sinh 1 tháng. Chú ý khi uống sắt phải bổ sung thêm vitamin C giúp hấp thu sắt 100%.
- Lượng canxi cần bổ sung trong suốt thời gian mang thai là 800-1.000 mg một ngày
- Bên cạnh đó, cần bổ sung các loại vitamin: A; D; B1,2,6; C... Vitamin D giúp hấp thu các khoáng chất như canxi, phospho. Phụ nữ có thai nên có thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt hoặc bổ sung vitamin D hàng ngày.
- Ngoài việc ăn uống hợp lý, những chị em có sức khỏe kém cần tạo cho mình cuộc sống vui vẻ, không bực tức, lo lắng để tránh stress. Chú ý nghỉ ngơi, làm việc nhẹ nhất là 3 tháng đầu. Cần phải vận động, đi lại, tránh nằm một chỗ (trừ trường hợp bác sĩ chỉ định), không thức quá khuya.