Trứng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe nên nhiều bé yêu thích và mẹ cũng thường xuyên cho con ăn. Thế nhưng, các kiểu trứng sau thì tuyệt đối không nên ăn.
- Rau mồng tơi có tác dụng thanh mát mùa hè, nhưng cứ ăn thế này chẳng khác nào đưa ‘thuốc độc’ vào người
- 8 tác hại khôn lường của việc lười ăn rau xanh mỗi ngày
Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ chế biến và quen thuộc với mọi người. Đặc biệt các bé rất thích. Trong lòng đỏ trứng có các thành phần quan trọng: protein, lipid, canxi, sắt, kẽm, folate, vitamin A, cholesterol và có rất nhiều các vitamin và khoáng chất khác.
Trong trứng có nguồn chất béo rất quý là Lecithin. Chất này tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức não.
Khi dùng trứng chế biến món ăn cho con, nếu thấy có 1 trong 4 dấu hiệu này thì nên bỏ ngay, kẻo rước chất độc vào người, ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Trứng có đốm đen trên vỏ: Đốm đen xuất hiện trên vỏ hay ở lòng trắng thì không nên cho bé ăn nhé. Nguyên nhân là đốm đen được hình thành do màng bảo vệ của trứng bị hư khi trứng ở nhiệt độ cao, ẩm ướt và vi khuẩn phát triển. Trứng lúc này sẽ không còn tươi, trong khi hệ miễn dịch của bé còn yếu sẽ dễ mắc bệnh.
Trứng mốc: Khi phần vỏ trứng bị mốc hoặc xuất hiện những vết đốm thì mẹ nên vứt đi nhé. Vì trứng lúc này đã hỏng, trẻ ăn vào sẽ bị vi khuẩn trong trứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trứng lòng đào: Đây là một món được nhiều người yêu thích nhưng hoàn toàn không tốt cho trẻ em. Trứng lòng đào chưa chín kỹ rất dễ bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện từ đó có thể gây ra tình trạng đầy bụng.
Trứng đã chế biến để qua đêm: Tất cả những món trứng như luộc, rán, hấp… sau khi chế biến nên ăn hết, không nên để qua đêm. Không nên để dư rồi bỏ tủ lạnh, sáng hôm sau hâm nóng hoặc chiên lại cho bé ăn. Vì nó rất dễ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, gây tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn…
Trứng là thức ăn quen thuộc và giàu dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại ở tỉ lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho tất cả các đối tượng.
- Với trẻ nhỏ dưới 5-6 tháng một tuần chỉ nên ăn 3 lần, mỗi lần một nửa lòng đỏ trứng dưới dạng nhuyễn như nấu bột hay nấu cháo.
- Với trẻ trên 7 tháng mỗi bữa ăn 1/2 lòng đỏ trứng.
- Với trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1 lòng đỏ trứng.
- Với trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi cho ăn cả lòng đỏ và lòng trắng và mỗi bữa ăn 1 quả.
- Với trẻ từ 1 - 2 tuổi ăn từ 3 - 4 quả/tuần.