Trứng gà là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một tuần ăn bao nhiêu quả trứng gà là đủ? Ai không nên ăn trứng gà nên không muốn gây hại cho sức khỏe.
- Loại trứng quen giá rẻ có cholesterol thấp hơn trứng gà, tăng gấp 3 lần trao đổi chất và bảo vệ mạch máu hiệu quả
- Trứng gà rất tốt, nhưng người tiểu đường khi ăn cần nhớ 2 điều để tránh tình trạng đường huyết tăng vọt
Trứng gà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong trứng có đủ protein, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng, các loại men và hormon. Thành phần dinh dưỡng trong trứng khá cân đối. Protein trong lòng đỏ là loại phospho protein, có thành phần acid amin tốt nhất và toàn diện nhất.
Protein lòng trứng chủ yếu là loại đơn giản và tồn tại dưới dạng hòa tan. Protein của trứng là nguồn cung cấp tốt các acid amin hay thiếu trong các thực phẩm khác như: tryptophan, methionin, cystein, arginin. Ngoài ra, trứng gà có nguồn lecithin quý.
Một tuần ăn bao nhiêu quả trứng gà là đủ?
Các chuyên gia cho biết, thực tế là không quá khó để trả lời câu hỏi “Một tuần nên ăn mấy quả trứng?” hay “1 ngày nên ăn mấy quả trứng?”. Tuy nhiên, để có được đáp án hoàn chỉnh và toàn diện nhất, cần xem xét từng trường hợp khác nhau. Đối với người khỏe mạnh, số lượng trứng có thể ăn trong một tuần sẽ khác với người có bệnh nền. Tương tự, đối với trẻ em và người cao tuổi, lượng trứng tối đa có thể ăn cũng không giống nhau.
Nhiều bằng chứng cho thấy, những người trưởng thành khỏe mạnh tiêu thụ một quả trứng mỗi ngày không liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành hoặc đột quỵ. Tuy nhiên, việc tiêu thụ hơn bảy quả trứng mỗi tuần lại liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ huynh không nên cho trẻ ăn quá nhiều trứng mỗi ngày. Hàm lượng chất béo trong trứng cao cũng làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu rối loạn tiêu hóa, do đó tùy theo độ tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau. Trẻ 6 -7 tháng tuổi chỉ nên ăn một nửa lòng trứng gà trong bữa, ăn 2-3 lần/tuần; trẻ 8-12 tháng tuổi có thể ăn 1 lòng đỏ trong một bữa, ăn 3-4 bữa trứng trong tuần; trẻ 1-2 tuổi nên ăn 3 - 4 quả trứng một tuần và ăn cả lòng trắng; trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả mỗi ngày.
Trẻ không nên cho ăn nhiều hơn một quả trứng mỗi ngày (từ các món trứng, hoặc các loại thực phẩm làm từ trứng, bao gồm các loại bánh hoặc thịt, gà tẩm bột). Bên cạnh đó, bé hạn chế tiêu thụ các loại thực có chứa chất béo động vật (bao gồm sữa, thịt, gia cầm) để giữ lượng cholesterol, chất béo bão hòa trong chế độ ăn của bé ở mức thấp.
Với người lớn, một tuần chỉ nên ăn 3 quả trứng. Người bị cao huyết áp hoặc cholesterol cao trong máu vẫn có thể ăn trứng, vì nó không làm tăng huyết áp và cholesterol máu. Tuy nhiên, với những người cao huyết áp và mỡ trong máu cao, một tuần chỉ nên ăn 2 quả trứng.
Với những người bị cao huyết áp hoặc có nồng độ cholesterol trong máu cao vẫn có thể ăn trứng gà vì trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol trong máu (theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Hoa Kỳ) tuy nhiên mỗi tuần chỉ nên ăn 2 quả trứng.
Nhưng ai không nên ăn hay hạn chế ăn trứng
Người bị bệnh gan: Gan đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất béo. Ăn quá nhiều trứng gà, đặc biệt là lòng đỏ, có thể làm tăng gánh nặng cho gan, gây khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, ảnh hưởng đến chức năng gan. Người bị bệnh gan, đặc biệt là viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, nên hạn chế ăn trứng gà.
Người bị bệnh thận: Trứng gà chứa nhiều protein, khi ăn vào cơ thể sẽ tạo ra sản phẩm phụ là urê. Thận là cơ quan chịu trách nhiệm lọc urê ra khỏi máu. Ở người bị bệnh thận, chức năng thận suy giảm, việc ăn nhiều trứng có thể khiến thận phải làm việc quá sức, làm bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
Người bị bệnh tim mạch: Lòng đỏ trứng gà chứa nhiều cholesterol. Mặc dù cholesterol trong trứng không làm tăng đáng kể lượng cholesterol xấu trong máu như quan niệm trước đây, nhưng những người bị bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao vẫn nên hạn chế ăn trứng, đặc biệt là lòng đỏ.
Người bị sỏi mật, bệnh gout: Sỏi mật hình thành do sự kết tủa của cholesterol và bilirubin trong túi mật. Ăn nhiều trứng gà có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật, đặc biệt là ở những người có tiền sử bệnh lý này.
Trứng gà chứa purin, một chất khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric. Axit uric tích tụ quá nhiều trong khớp sẽ gây ra bệnh gout. Vì vậy, người bị bệnh gout nên hạn chế ăn trứng gà để tránh làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
Người bị tiểu đường: Mặc dù trứng gà có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho người tiểu đường, nhưng cần lưu ý kiểm soát lượng trứng tiêu thụ. Ăn quá nhiều trứng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, đặc biệt là khi kết hợp với các thực phẩm giàu carbohydrate khác.
Lưu ý khi ăn trứng gà
- Lựa chọn trứng tươi, đảm bảo chất lượng: Nên mua trứng ở những cửa hàng uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Kiểm tra kỹ vỏ trứng, tránh mua trứng bị nứt, vỡ, có mùi hôi.
- Chế biến trứng đúng cách: Nên nấu chín trứng trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn có hại. Tránh ăn trứng sống, lòng đào, hoặc trứng chưa chín kỹ.
- Ăn trứng với lượng vừa phải: Mỗi người trưởng thành khỏe mạnh có thể ăn 1 quả trứng mỗi ngày. Đối với người già, trẻ em, người có bệnh lý nền, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng trứng phù hợp.
- Kết hợp trứng với các thực phẩm khác: Để đảm bảo dinh dưỡng cân đối, nên kết hợp trứng với các loại thực phẩm khác như rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc…