Là một trong những thực phẩm được ví như 'sâm động vật' tại Nhật Bản, món lươn sẵn có tại Việt Nam mang rất nhiều công dụng. Đặc biệt, món ăn này tốt cho cả người già, phụ nữ, những người bệnh tim mạch hay tiểu đường.
- Bộ phận dinh dưỡng gấp 10 lần thịt lợn, giúp phòng chống thiếu máu, còi xương: Tận dụng làm món này thêm 'đại bổ'
- Mua thịt ngoài chợ sợ bơm nước, nhiều độc tố: Làm theo cách này, đảm bảo thịt sạch 100%, không sợ kém chất lượng
Lợi ích của 'sâm động vật'
Theo VietNamNet, là món ăn bổ dưỡng, lươn lại mang rất nhiều công dụng được người Nhật coi là một loại “sâm động vật”, là một trong "tứ đại hà tiên" (4 món ngon dưới nước). Tuy nhiên, do đặc tính của lươn nhớt và nhìn không mấy thiện cảm, vì thế nhiều chị em sợ khi sơ chế và sử dụng. Thực tế, lươn cũng không phải sự lựa chọn thường xuyên của mọi người.
- Tác dụng bổ dưỡng, phục hồi sức khoẻ, phát triển thể chất: Nguồn dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất dồi dào khiến lươn trở thành thực phẩm giúp người bệnh, người già hồi phục sức khỏe, trẻ em phát triển thể chất, mẹ bầu bồi bổ cơ thể. Các vitamin, khoáng chất giúp cân bằng độ pH trong cơ thể, cải thiện tiêu hóa và trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
- Cung cấp một lượng đáng kể vitamin A, D và B12. 100g thịt lươn cung cấp 100% giá trị vitamin A và vitamin B12 hằng ngày, rất quan trọng đối với sức khỏe của mắt, sản xuất năng lượng, chức năng miễn dịch tối ưu và nhiều chức năng khác. Vitamin D cũng cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe miễn dịch và hệ thống xương.
- Tốt cho não, cải thiện trí nhớ: Lươn rất giàu DHA và lecithin, là thành phần chính cấu tạo nên màng tế bào các cơ quan của con người và là dưỡng chất không thể thiếu cho tế bào não. Theo dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm của Mỹ, bổ sung lượng lecithin thường xuyên có thể cải thiện 20% trí nhớ. Các acid béo không bão hòa trong lươn có lợi cho cho sự phát triển não. Vì vậy, ăn thịt lươn có tác dụng bổ não, cải thiện trí nhớ và học tập, có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
- Lươn chứa ít chất béo bão hòa nên là thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân đái tháo đường, bệnh tim mạch. Chất béo trong lươn chủ yếu là chất béo không bão hòa, nhiều omega-3, omega-6. Lươn cung cấp một lượng lớn omega-3: 838 mg omega-3 trên mỗi khẩu phần 100g và 1.333 mg omega-3 mỗi miếng lươn phi lê. Omega-3 rất cần thiết cho sức khỏe của tim và chức năng của não. Hàm lượng omega-3 cao trong lươn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và ung thư, giúp cải thiện huyết áp, giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và viêm khớp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng omega-3 có thể cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng trầm cảm và lo lắng.
- Bổ máu, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt: Một chế độ ăn uống ít chất sắt, vitamin B12 và folate làm tăng nguy cơ thiếu máu. Hàm lượng những chất này trong lươn rất dồi dào, giúp tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
- Chống lão hóa, đẹp da: Ngoài ra, thịt lươn đem lại lợi ích sức khỏe cụ thể hơn đối với phụ nữ như giảm nếp nhăn và cải thiện sức khỏe của da, nuôi dưỡng da, tóc và móng nhờ hàm lượng lớn collagen trong lươn. Protein trong lươn giúp các tế bào da sửa chữa và phát triển trở lại, khiến nó trở thành thực phẩm tuyệt vời cho những người bị mụn trứng cá, chàm và bệnh vẩy nến. Arginine trong thịt lươn có chức năng quan trọng là ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú.
Lưu ý khi ăn lươn
Theo Kinh tế đô thị, lươn là thực phẩm tốt, tuy nhiên bạn cần lưu ý khi sử dụng như sau:
- Chỉ chế biến lươn còn tươi sống
Nhiều người chủ quan cho rằng lươn chết hoặc ươn chỉ kém ngon một chút so với con còn sống. Tuy nhiên, những con lươn ươn và chết tiềm ẩn nhiều mối nguy cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu, lươn dồi dào hàm lượng axit histidine. Axit histidine trong lươn tươi rất tốt cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, khi lươn chết, axit amin này sẽ biến đổi thành chất histamine, một chất độc gây ra dị ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Với những người cơ thể yếu, mới bệnh dậy hoặc trẻ em có sức đề kháng kém thì ăn lươn ươn, chết dễ bị ngộ độc. Do đó, để an toàn, nên chọn những con lươn còn tươi sống và làm sạch kỹ để loại bỏ hết chất bẩn trong ruột của chúng.Chế biến cẩn thận kẻo nhiễm ký sinh trùng.
- Lươn sống trong môi trường sình lầy, hay chui rúc dưới ao bùn, nước đục… Chưa kể lươn còn có thói ăn tạp nên hệ tiêu hóa và chính cả thịt của lươn có thể nhiễm vi trùng và ký sinh trùng. Ngoài ra, trong thịt lươn còn có một loại ấu trùng ký sinh rất dai và chịu được nhiệt độ cao, vì vậy nếu công đoạn làm sạch và chế biến lươn không đảm bảo rất dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, thậm chí tạo điều kiện cho ký sinh trùng làm tổ trong cơ thể chúng ta.
Để diệt bỏ hết những ký sinh trùng này, vị lương y cho rằng chúng ta nên vệ sinh cẩn thận, chế biến bằng cách ninh nhừ, hấp thủy, không nên ăn lươn khi chưa chín kỹ.
- Huyết lươn có độc, nhưng độc không chịu nhiệt, có thể bị nhiệt phân hủy, nên nấu chín ăn không ngộ độc. Bởi vậy, không nên ăn lươn sống, nên sơ chế sạch và nấu chín kỹ.
- Nếu ăn nhầm máu lươn, sẽ kích thích niêm mạc miệng và đường tiêu hóa, làm hệ thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng, gây tê bì chân tay, suy hô hấp, tuần hoàn và dẫn đến tử vong.
- Người bệnh gút không nên ăn lươn
Bệnh gút là một bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến làm tăng acid uric trong máu. Lươn là thực phẩm giàu chất đạm vì thế những người bị bệnh gút không nên ăn nhiều thịt lươn để tránh tình trạng bệnh tăng nặng.
- Trẻ em trên 1 tuổi có thể ăn các món ăn từ thịt lươn, tuy nhiên không lạm dụng cho trẻ ăn quá nhiều vì lươn dễ gây dị ứng ở một mức độ nhất định. Những bé có tiền sử bị dị ứng cần hết sức thận trọng khi ăn thịt lươn. Nên cho ăn thử 1 ít vào lần đầu và quan sát biểu hiện dị ứng để xử trí kịp thời.
Những cách làm sạch nhớt lươn
Theo Tiền Phong, dưới đây là cách để bạn làm sạch lươn
Cách 1: Bóp lươn với muối
Bạn có thể dùng túi nilong rồi cho lươn và muối hạt (có thể thay thế bằng muối ăn hằng ngày) vào rồi lắc mạnh, chà muối lên mình lươn khoảng 2 phút. Nếu không ngại tiếp xúc với nhớt, bạn có thể dùng tay và chà muối trực tiếp lên thân lươn với thời gian tương tự.
Sau đó, rửa lươn bằng nước cốt chanh, rồi lại rửa sạch với nước thường. Cuối cùng, dùng khăn sạch thấm khô lươn.
Cách 2: Tuốt lươn với nước cốt chanh hoặc nước vo gạo
Vắt nước cốt chanh, hoặc để lại nước sau khi vo gạo, bạn dùng 1 trong 2 loại nước đó dùng để tuốt lươn. Khi cảm nhận được độ nhớt của lươn giảm đi, bạn mới tiến hành mổ bụng, bỏ hết nội tạng và rửa lại sạch với nước muối.
Lưu ý: Không nên dùng giấm để loại bỏ nhớt của lươn, vì giấm sẽ làm cho lươn bị mất đi mùi vị đặc trưng. Bạn có thể dùng nồi có nắp, cho nước ấm và lươn vào khoảng 10 phút, lươn giãy dụa một hồi có thể sẽ giảm bớt độ nhớt.
Cách 3: Chà lươn với tro bếp
Bạn có thể dùng tro bếp chà xát lên thân lươn, rồi sau đó vuốt sạch nhớt vài lần cùng với tro. Cuối cùng rửa lại với nước sạch.
Cách 4: Cho lươn vào ngăn đá tủ lạnh
Bạn để lươn vào một túi sạch, rồi cho vào ngăn đá của tủ lạnh khoảng 2 tiếng. Sau khi lấy ra, ngâm chúng vào nước rồi dùng giẻ lưới vuốt nhẹ trên thân lươn vài lần để loại bỏ độ nhớt.