Trân châu trong trà sữa có thực sự nguy hại vì chứa chất gây ung thư như nhiều người đang lo lắng hay không?
- Loại quả được ví như 'máy bơm' vitamin E và collagen được nàng hậu xứ Thanh đặc biệt ưa chuộng, nhiều người không thích nhưng nghe xong cũng phải mê
- Đi chợ gặp 3 loại rau này đừng bỏ phí vì chứa 'cả kho' dưỡng chất, không có thuốc tăng trưởng, chỉ vào mùa mới có
Uống trà sữa khiến lượng đường tăng
Theo PLO dẫn tin từ kết quả nghiên cứu của Momentum Works và qlub, trà sữa là một trong những thức uống được rất nhiều người yêu thích tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Mùi vị ngon, dễ uống và có thể phối hợp với nhiều loại topping phong phú đã giúp ngành công nghiệp trà sữa phát triển lên con số khổng lồ 3,7 tỉ USD trong năm 2021.
Uống trà sữa mỗi ngày đồng nghĩa với việc bạn đang đưa rất nhiều đường vào chế độ ăn uống của mình.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu vào năm 2007 đã phát hiện ra rằng thêm sữa vào trà sẽ ngăn chặn hoàn toàn tác dụng này. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các chất hóa học trong trà giúp ích cho tim sẽ bị giảm đi khi chúng kết hợp với các protein trong sữa.
Có lẽ không ai trong chúng ta muốn mụn xuất hiện trên mặt. Nếu trà sữa là một phần trong thói quen hàng ngày, có lẽ bạn nên cắt giảm thức uống này vì sữa được phát hiện là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá.
Nguy cơ gấp đôi nếu nguyên liệu “bẩn”
Theo Tiến sĩ Phan Thế Đồng - nguyên giảng viên bộ môn công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng, Trường đại học Hoa Sen - phân tích trên Báo VietNamNet: Các loại hạt trân châu được làm từ khoai mì dẻo nên ruột dễ hấp thụ, chuyển hóa. Song để bảo quản lâu, tăng độ dẻo thì nhà sản xuất phải cho chất phụ gia tạo đặc, chất làm dày (guar gum).
Khi gặp nước, guar gum nở ra, kết dính những viên trân châu lại với nhau, nếu ăn quá nhiều, ruột không kịp tiêu hóa dễ làm tắc nghẽn thực quản và ruột. Nếu hạt trân châu có hàm lượng đường cao thì càng khó tiêu hóa, dùng càng nhiều nguy cơ tắc nghẽn càng cao.
Do đó, không ít trường hợp phải nhập viện vì uống hạt trân châu quá nhiều. Vừa qua, một nữ sinh 14 tuổi ở Trung Quốc đã phải nhập viện trong tình trạng bụng sưng to, quặn đau, suốt năm ngày liền không thể đi đại tiện. Kết quả chụp CT cho thấy, ruột già dày đặc những dị vật hình cầu tối màu. Số lượng dị vật được xác định là hơn 100 viên trân châu trong trà sữa.
Chưa kể, nếu nguyên liệu pha trà sữa chứa các chất phụ gia độc hại thì sự tác động đến sức khỏe còn nhiều hơn. Cách đây không lâu, Cơ quan Quản lý Vệ sinh an toàn thực phẩm và thú y Singapore (AVA) đã ra thông báo thu hồi nguyên liệu trà sữa của Chun Cui He (Đài Loan - Trung Quốc) ra khỏi chuỗi cửa hàng bán lẻ. Nguyên nhân, loại trà sữa này chứa chất phụ gia L-theanine - là chất không được phép sử dụng theo quy định an toàn thực phẩm của Singapore.
Trà sữa trân châu có gây ung thư?
Bài chia sẻ trên Báo VnExpress cho biết, hiện chưa có nghiên cứu chứng minh trà sữa trân châu chứa chất gây ung thư. Trước đây, một nghiên cứu năm 2012 ở Đức chỉ ra rằng các mẫu trân châu từ một chuỗi cửa hàng trà sữa có chứa hợp chất styrene và acetophenone. Styrene là một hóa chất được sử dụng trong sản xuất và cũng được tìm thấy một lượng nhỏ trong các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Trong khi đó, acetophenone là hương liệu thực phẩm tổng hợp đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt.
Các nhà nghiên cứu và truyền thông đã xác định nhầm các hợp chất này là polychlorinated bipheneyls (PCB) – một chất có thể gây ung thư. Mặt dù về mặt kỹ thuật, các hợp chất này không phải là PCB nhưng một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra styrene có thể gây ung thư.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu các chất này có trong tất cả trà sữa hay chỉ có trong các mẫu được sử dụng ở nghiên cứu. Thêm vào đó, công trình này chưa được công bố hoặc đánh giá chéo, do đó kết quả vẫn chưa được chấp thuận.
Thực tế, bạn chỉ nên thưởng thức đồ uống này ở mức độ vừa phải để tránh tác hại từ lượng đường cao. Lượng đường chính xác khác nhau tùy thuộc vào hương vị và loại trà, nhưng nhìn chung, một cốc trà sữa (475 ml) chứa khoảng 300 calo và 38 g đường. Đồ uống có đường như trà sữa có ảnh hưởng xấu với sức khỏe, gồm bệnh tim mạch, béo phì, các vấn đề về gan và bệnh đái tháo đường type 2. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ về việc tăng lượng đồ uống có đường với nguy cơ mắc một số bệnh ung thư cao hơn, bao gồm ung thư vú, gan, tuyến tiền liệt, đại trực tràng, buồng trứng và nội mạc tử cung.
Giải pháp hạn chế tác hại của trà sữa
Theo Vinmec, lợi ích trà sữa mang lại quá ít trong khi tác hại thì lại vô cùng nguy hiểm. Do vậy, bạn nên thay thế một vài nguyên liệu để chế biến ra món trà sữa lành mạnh an toàn cho sức khỏe hơn.
+ Giảm lượng đường trong trà sữa xuống mức hợp lý
Việc tự pha trà sữa cũng có thể khiến bạn cảm thấy thú vị thay vì mua những loại có công thức sẵn. Với các làm này bạn có thể không dùng đường mà thay bằng mật ong hay chất tạo ngọt lành mạnh để đảm bảo món bạn làm ra vẫn thơm ngon.
+ Thay thế loại sữa tách béo
Sữa đậu nành, sữa hạt, sữa dừa hay các loại sữa tốt cho sức khỏe có thể lựa chọn thay thế sữa thường sử dụng trong trà sữa. Nếu bạn dị ứng với sữa đây cũng là một chọn lựa tuyệt vời.
+ Giảm topping khi uống trà sữa
Bản thân topping cũng được sử dụng nhiều đường hoặc chất tạo ngọt kém lành mạnh. Do vậy bạn có thể cân nhắc bỏ hẳn hoặc giảm số lượng sử dụng. Đôi khi thức uống bạn chọn còn được phủ kem bề mặt để tạo cảm giác béo ngậy. Nhưng những hương vị đó chỉ đánh lừa vị giác để bạn tiêu thụ thực phẩm còn thực chất chúng khiến bạn mất kiểm soát cân nặng khá nhanh.
Như vậy, bạn có thể uống trà sữa theo sở thích kết hợp với những thông tin ở trên để cân đối thành phần. Tuy rằng trà sữa vân luôn là thực phẩm kém lành mạnh nhưng nếu bạn dùng không thường xuyên sẽ không quá ảnh hưởng đến cơ thể.