Khám phá tại sao củ cải lại được coi là một thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe trong mùa thu "tốt hơn cả nhân sâm".
- Đu đủ ngâm chua ngọt, thanh giòn - kết hợp món chay hay mặn đều cực ngon
- Thực phẩm đóng hộp để được bao lâu, quá hạn có an toàn không?
Củ cải trắng được cho là có nguồn gốc từ khu vực Đông Địa Trung Hải và được trồng làm thực phẩm từ thời kỳ tiền La Mã ở châu Âu. Ngày nay, loại thực phẩm này được trồng trên khắp thế giới. Củ cải trắng là một loài thực vật hàng năm với các lá hình hoa hồng dài khoảng 13 cm.
Trong củ cải có nhiều chất có lợi cho sức khỏe như: protid, glucid, xenluloza, canxi, photpho, vitamin B1, B2, PP, C…Cứ 100g củ cải trắng có 1.4g protid, 0,06 mg vitamin B1, 0.06 mg vitamin B2, 0.5 mg vitamin PP, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40 mg canxi, 41 mg photpho; 1,1 mg sắt; 30 mg vitamin C…
Có một câu tục ngữ truyền thống của người xưa mà chắc hẳn bạn đã nghe qua: “Tháng 10, củ cải thắng nhân sâm.” Bởi vào mùa thu khi thời tiết trở nên se lạnh, người ta thường ưa chuộng những món ăn đậm đà và nhiều dầu mỡ. Đặc biệt, củ cải thích hợp với mùa thu với vị ngon miệng và độ giòn mềm hoàn hảo.
Tác dụng của củ cải trắng
Giảm cholesterol trong máu
Củ cải trắng có tác dụng rất lớn trong việc làm giảm mức cholesterol huyết thanh và nồng độ chất béo trung tính trong máu. Ăn nhiều củ cải trắng sẽ làm tăng đáng kể HDL cholesterol có tác dụng giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, chất cay có trong củ cải trắng có tác dụng giúp kháng khuẩn, điều hòa gân cốt, có hiệu quả giảm đau.Khi đau mỏi gân cốt, có thể lấy củ cải cắt lát mỏng đắp lên vị trí đau, cơn đau sẽ giảm đi đáng kể.
Tốt cho hệ tiêu hoá
Củ cải trắng rất giàu chất xơ, tăng cường sự tiết dịch tiêu hóa và mật làm cho hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Điều này giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và làm giảm tình trạng táo bón. Ngoài ra, củ cải trắng còn giúp tăng cường sản xuất mật, được coi là một phần quan trọng của quá trình tiêu hóa và hỗ trợ bảo vệ túi mật và gan.
Phòng ngừa bệnh tim mạch
Các hoạt tính sinh học betain trong củ cải trắng có tác dụng hỗ trợ chức năng gan khỏe mạnh, giúp làm giảm homocysteine huyết tương- nguy cơ của bệnh tim mạch và tốt cho não bộ con người.
Một nghiên cứu tại Đại học Wake Forest đã chỉ ra rằng: lượng nitrat có trong củ cải có thể làm tăng lượng máu đến não, cải thiện bệnh rối loạn tiền đình, rối loạn chức năng tâm thần. Đồng thời có thể tăng cường sức khỏe não bộ, thậm chí bảo vệ tế bào não trong nhiều năm.
Giảm nguy cơ ung thư
Củ cải trắng chứa hợp chất phytochemical và anthocyanins có tính chất chống ung thư. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C cao có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn chặn các tổn thương gây ra bởi các gốc tự do, từ đó đó ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Ngoài ra, sự hiện diện của isthiocyanates trong củ cải làm thay đổi đường đi của các tế bào ung thư, tham gia vào quá trình apoptosis giúp loại bỏ sự sinh sản của các tế bào ung thư.
Điều chỉnh huyết áp
Củ cải trắng còn là một nguồn cung cấp kali tuyệt vời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Kali giúp giảm huyết áp bằng cách làm giãn mạch và tăng lưu lượng máu. Chúng giúp mở rộng lưu lượng máu bằng cách loại bỏ lực cản khi lưu thông qua các mạch máu bị co thắt.
Lưu ý khi sử dụng củ cải trắng
Không được ăn củ cải sống vì nó làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Củ cải có tính lợi tiểu nên khi ăn nhiều sẽ làm tăng tiểu rắt, gây khó chịu, rối loạn tiêu hóa, gây đau bụng… Vì thế, không nên ăn quá nhiều củ cải trắng, nhất là lấy củ cải làm nộm muối chua.
Không ăn củ cải trắng với lê, táo nho bởi hàm lượng cetan đồng có trong các loại trái cây này sẽ phản ứng với axit cianogen từ củ cải gây ra triệu chứng bướu cổ, suy tuyến giáp nặng.
Không ăn củ cải trắng với nhân sâm bởi như vậy sẽ khiến những lợi ích của nhân sâm bị thuyên giảm. Cũng không nên sử dụng củ cải với cà rốt bởi trong cà rốt lại chứa nhiều enzym phân hủy loại vitamin C có trong củ cải.