Loét dạ dày là những vết loét hở phát triển bên trong đường tiêu hóa. Chúng có thể có hai loại tùy thuộc vào vị trí chính xác của chúng. Những vết loét phát triển trên niêm mạc dạ dày được gọi là loét dạ dày, trong khi những cái hình thành ở phần trên của ruột non được gọi là loét tá tràng.
- Bí kíp làm món bún chả bằng nồi chiên không dầu siêu cấp tiện lợi, đơn giản mà vẫn ngon "bất bại"
- Đừng cản trở cơn đói ban đêm nếu bạn biết đến những thực phẩm không làm gia tăng cân nặng này
Hầu hết các trường hợp loét dạ dày tá tràng là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn có tên là Helicobacter pylori được tìm thấy tự nhiên dưới lớp niêm mạc của dạ dày. Nhiều người có loại vi khuẩn này trong cơ thể, nhưng loét dạ dày tá tràng phát triển phụ thuộc vào chủng vi khuẩn H. pylori, hệ thống miễn dịch của cá nhân và các yếu tố môi trường.
Loét dạ dày có thể dẫn đến nhiều rối loạn tiêu hóa và có thể trầm trọng hơn do lựa chọn thực phẩm sai. Bạn cần phải hết sức cẩn thận về chế độ ăn uống của mình khi đối mặt với vấn đề này vì nhiều loại thực phẩm có thể gây kích ứng vết loét.
Thực phẩm nào nên tránh nếu bạn bị loét dạ dày?
Dưới đây là một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét dạ dày:
1. Đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn làm giảm cấu trúc niêm mạc của niêm mạc dạ dày và gây ra viêm loét dạ dày tá tràng. Vì vậy, bạn nên hạn chế đồ uống có cồn.
2. Cà phê
Cà phê, kể cả cà phê đã khử caffein, không gây viêm loét dạ dày tá tràng nhưng có thể làm tăng tiết axit, sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Vì vậy, những người bị loét dạ dày nên giảm uống cà phê, chủ yếu nếu có triệu chứng.
3. Thức ăn cay
Như trong trường hợp của cà phê, thức ăn cay không gây loét dạ dày tá tràng, nhưng chúng có xu hướng làm tăng tiết axit dịch vị, có thể làm tổn thương và kích thích niêm mạc dạ dày hơn nữa.
Axit dạ dày dư thừa cũng có thể dẫn đến trào ngược axit , đây là một lý do khác để cắt giảm lượng gia vị cay.
4. Thịt đỏ
Không có dấu hiệu cho thấy thịt đỏ có thể gây loét dạ dày tá tràng hoặc làm tăng kích ứng. Tuy nhiên, giảm các thực phẩm chế biến quá kỹ và chiên ngập dầu như thịt xông khói, xúc xích, pepperoni và hotdogs là điều được nhiều chuyên gia sức khỏe vẫn dặn dò.
5. Đồ uống có ga
Giống như cà phê và hạt tiêu, đồ uống có ga có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và cần phải tránh. Đồ uống của bạn nên là đồ uống không có ga và ưu tiên các loại trà thảo mộc.
6. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa đã từng được sử dụng để điều trị loét dạ dày tá tràng, nhưng bây giờ người ta đã biết rằng ăn các sản phẩm từ sữa làm tăng sản xuất gastrin, làm tăng tiết axit dịch vị. Điều này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng.
Chọn các sản phẩm thay thế sữa ít chất béo có thể tốt hơn, nhưng trước tiên hãy để bác sĩ kiểm tra đã nhé.
7. Các mặt hàng thực phẩm khác
Không cần thiết phải hạn chế thực phẩm có tính axit trừ khi bạn không dung nạp, tương tự như vậy, giảm ăn món tráng miệng cũng không cần thiết ngoại trừ món tráng miệng nhiều chất béo hoặc chiên như bánh rán hoặc bánh ngọt.
Có thể thêm lại món tráng miệng vào chế độ ăn sau khi nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng của bạn.
Thực phẩm nào có lợi khi bị loét dạ dày?
Mặc dù thực phẩm không thể chữa khỏi loét dạ dày tá tràng, nhưng một số thực phẩm có thể giúp loại bỏ H. pylori, chẳng hạn như sau:
- Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như dâu tây, quả việt quất, anh đào và ớt chuông rất có lợi vì chúng giúp xây dựng hệ thống miễn dịch và chống lại nhiễm trùng H. pylori.
- Thực phẩm lên men, chẳng hạn như sữa chua (với lactobacillus), kim chi và dưa cải bắp, có thể giúp vi khuẩn đường ruột tốt phát triển và loại bỏ H. pylori.
- Thực phẩm giàu chất xơ như rau bina, cải xoăn, bắp cải, súp lơ và bông cải xanh cũng có lợi cho sức khỏe đường ruột.
- Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A như khoai lang cũng được khuyến khích cho tình trạng này.
Các triệu chứng của bệnh loét dạ dày là gì?
Một số triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng là:
- Đau bụng và cảm giác nóng rát
- Máu trong phân
- Nôn mửa
- Buồn nôn
- Chóng mặt
Nên thay đổi lối sống nào để giảm đau do loét dạ dày?
Không có chế độ ăn uống cụ thể nào có thể chữa khỏi bệnh viêm loét dạ dày, nhưng ăn một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây và rau quả và ngũ cốc nguyên hạt sẽ hữu ích vì chúng chứa đầy chất xơ và protein nạc.
Giảm tiêu thụ rượu bia, đồ uống có ga và thực phẩm gây khó chịu cho dạ dày là cần thiết. Thay đổi lối sống khác là bỏ hút thuốc và giữ đủ nước.
Dưới đây là một số mẹo bổ sung để quản lý tình trạng này:
- Uống thuốc theo đơn của bạn hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
- Ăn 4–6 bữa ăn nhỏ hơn là ba bữa ăn lớn.
- Không nằm ngay sau khi ăn.
- Không ăn bất cứ thứ gì ít nhất 2-3 giờ trước khi đi ngủ.
- Tránh ăn vặt vào đêm khuya.
Theo Emedihealth