Người mắc 1 trong 5 bệnh này tuyệt đối không nên ăn rau muống

Dinh dưỡng 07/07/2021 00:05

Rau muống là loại rau dân dã được nhiều người yêu thích vì vừa rẻ vừa ngon. Nhưng dù có ngon đến mấy thì 5 nhóm người sau tuyệt đối không nên ăn rau muống.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g rau muống chứa 90% nước, 3 g chất xơ, 3 g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie… Loại rau này có lợi cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, giảm nguy cơ táo bón.

Người mắc 1 trong 5 bệnh này tuyệt đối không nên ăn rau muống - Ảnh 1
Loại rau này có lợi cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp... Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên do môi trường trồng trọt nơi ao hồ nên rau muống thường nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Khi ăn rau tươi sống chưa chế biến dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như sán lá gan. Do đó quá trình sơ chế rau muống cần rửa sạch, ngâm muối và tốt nhất là nấu chín.

Những đối tượng tuyệt đối không nên ăn rau muống

Người bị gout, sỏi thận: Vì trong thành phần của rau muống có chứa các axit oxalic, chất này làm ảnh hưởng nhiều trên sự ức chế hấp thu của canxi và kẽm. Đồng thời, dễ hình thành và làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến hình thành sỏi thận và khiến cho sỏi càng ngày càng to và trầm trọng hơn.

Người đang bị vết thương mềm: Nếu ăn rau muống và thịt bò rất dễ để lại sẹo. Lý do là vì hai thực phẩm này sẽ kích thích tăng sinh tế bào gây ra hiện tượng sẹo lồi trên da.

Người mắc bệnh viêm khớp: Nếu bạn gặp tình trạng thường xuyên đau nhức xương khớp thì không nên bổ sung rau muống vào thực đơn hàng ngày. Những dưỡng chất trong loại rau này có thể khiến cơn đau nhức trầm trọng hơn, người mắc bệnh càng khó chịu, mệt mỏi.

Người mắc 1 trong 5 bệnh này tuyệt đối không nên ăn rau muống - Ảnh 2
Những dưỡng chất trong loại rau này có thể khiến cơn đau nhức trầm trọng hơn. Ảnh minh họa: Internet

Người bụng dạ yếu hay bị tiêu chảy: Trong rau muống có chứa loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn có tên là Fasciolopsis buski (khi ăn sống hoặc nấu chưa chín). Nó sẽ gây ra các chứng đầy bụng khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy… nặng hơn gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài…

Người hay bị ngộ độc: Rau muống thường chứa nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu nên có nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm. Người tiêu dùng có thể bị ngộ độc mãn tính vì ăn phải các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép. Nếu bạn thuộc nhóm dễ ngộ độc thì nên tránh xa loại rau này.

Nhiều người cho rằng ăn cơm kiểu này tốt cho người tiểu đường: Phân tích của chuyên gia và 3 nguyên tắc ăn cơm để tránh tăng đường huyết

Sau khi cơm chín, các chuyên gia người Sri Lanka đã để cơm vào tủ lạnh trong 12 giờ. Kết quả vô cùng bất ngờ: Quy trình này đã làm tăng lượng tinh bột kháng lên gấp 10 lần đối với gạo truyền thống.

TIN MỚI NHẤT