Người bị bệnh suy tĩnh mạch nên ăn ít tinh bột và chất béo xấu, ít calo; bổ sung nhiều chất xơ, trái cây và rau củ.
- Dù xào loại rau nào thì đừng làm điều này: 98% mọi người đang vận dụng mà không biết đó là sai
- Củ cải được ví như nhân sâm nhưng chớ dại kết hợp với 5 loại thực phẩm
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân chính là biến chứng thường gặp của tình trạng suy van tĩnh mạch. Ngày nay, số lượng người mắc bệnh đang ra tăng nhanh chóng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân gây bệnh là do bẩm sinh, tiên phát, thứ phát (sau HKTM) và cũng có trường hợp không xác định được nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch.
Ngoài yếu tố di truyền, dinh dưỡng và lối sống cũng góp phần khiến bệnh suy giãn tĩnh mạch tiến triển. Đưa vào thực đơn các loại thực phẩm tốt và loại bỏ những thực phẩm không tốt cho tĩnh mạch sẽ góp phần cải thiện triệu chứng bệnh, đồng thời làm chậm tốc độ phát triển của bệnh.
Theo nguyên tắc chung, những người bị bệnh suy tĩnh mạch nên ăn ít tinh bột và chất béo xấu, ít calo; bổ sung nhiều chất xơ, trái cây và rau củ; uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tránh mất nước và duy trì lưu thông máu.
Việt quất
Việt quất chứa nồng độ cao anthocyanin (sắc tố flavonoid) góp phần củng cố collagen bằng cách trung hòa các enzym phá hủy mô liên kết.
Bên cạnh đó, thành phần trong việt quất còn giúp sửa chữa các protein hỏng trong thành mạch máu và tăng cường sức khỏe tổng thể của hệ thống mạch máu.
Quả bơ
Bơ chứa vitamin C, vitamin E đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe tim mạch. Không những thế, loại quả này còn chứa nồng độ cao glutathione - một phân tử tripeptide giúp bảo vệ tim, tĩnh mạch và các động mạch khỏi bị tổn thương oxy hóa.
Gừng
Gừng có khả năng hòa tan fibrin trong các mạch máu và cải thiện lưu thông máu. Vì vậy, chúng thường được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt đối với những ai đang bị suy giãn tĩnh mạch.
Củ cải đường
Củ cải đường có chứa betacyanin - một hợp chất phyto - giúp giảm nồng độ homocysteine. Theo đó, homocysteine chính là loại amino axit tự nhiên gây tổn hại cho mạch máu.
Lợi ích của chế độ ăn uống cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch
Tăng độ bền thành mạch: Chế độ ăn hợp lý sẽ góp phần làm tăng trương lực tĩnh mạch, tăng sức bền và tính thấm mao mạch, từ đó hỗ trợ giảm triệu chứng giãn tĩnh mạch và sự ứ máu tại các van tĩnh mạch.
Giảm độ nhớt của máu: Đối với bệnh suy giãn tĩnh mạch, tốc độ lưu thông máu chậm sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Vì vậy, chế độ ăn hợp lý sẽ giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, ngăn ngừa cục máu đông.
Giảm tình trạng phù nề: sự giữ nước trong tĩnh mạch sẽ làm tăng nguy cơ phù – một trong những triệu chứng chính của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới.
Phòng ngừa thừa cân – béo phì: Tình trạng thừa cân sẽ dẫn đến ứ máu tăng áp lực trong các mạch máu ở chân. Đây là một trong các yếu tố kích thích sự phát triển của bệnh giãn tĩnh mạch.
Ngăn ngừa táo bón: Tình trạng táo bón kéo dài là căn nguyên khiến các chất độc hại trong cơ thể tích tụ, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mạch máu. Táo bón còn làm áp lực trong các tĩnh mạch của khung chậu và chi dưới tăng lên, làm tăng tải trọng lên thành tĩnh mạch gây suy giãn tĩnh mạch chân.
Theo Bệnh viện Đa khoa Hà Nội