Loại quả mọc dại ở Việt Nam được xem như 'bà hoàng của gia vị', cả thế giới ưa chuộng, giá đến vài triệu/kg

Dinh dưỡng 30/10/2023 19:12

Bạch đậu khấu là loài thảo dược mọc hoang, chúng có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe và là gia vị được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, đồng thời có giá trị rất đắt đỏ.

Bạch đậu khấu là loại cây gì?

Theo Người Đưa Tin, bạch đậu khấu tên khoa học là Amomum cardamomum L, được biết đến với những tên khác như bạch khấu nhân, bạch khấu xác, đa khấu, đới xác khấu, đậu khấu,...

Cây bạch đậu khấu là loài thảo dược mọc hoang trong tự nhiên, nay được trồng nhiều một số nước như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Nam Mỹ,... Ở Việt Nam, cây mọc ở vùng núi cao, khí hậu mát mẻ như Lào Cai, Cao Bằng,...

Loài cây thảo này cao khoảng 2-3m, sống lâu năm. Rễ mọc bò, lá mọc thành 2 dãy, hình mũi mác hoặc hình dải và nhọn hai đầu. Mặt trên của lá nhẵn, mặt dưới có lông rải rác.

Loại quả mọc dại ở Việt Nam được xem như 'bà hoàng của gia vị', cả thế giới ưa chuộng, giá đến vài triệu/kg - Ảnh 1
Bạch đậu khấu. Ảnh: Internet

Hoa cây màu trắng tím mọc thành cụm nằm ở gốc của thân mang lá, chiều dài cụm hoa khoảng 40cm. Cuống hoa ngắn và chứa từ 3 – 5 hoa. Quả cây hình cầu dẹt đường kính từ 1 – 1,5cm và thường có 3 mũi, mặt ngoài của quả có vân dọc. Trong mỗi quả chứa từ 20 – 30 hạt được gọi là khấu mễ hoặc khấu nhân, hạt bạch đậu khấu có chứa hàm lượng lớn tinh dầu. Vỏ quả giòn nên dễ bị nứt và lộ hạt bên trong ra, vỏ sau khi được bóc ra được gọi là Đậu khấu xá (Vỏ đậu khấu) có mùi thơm nhẹ nhàng.

Hoa và quả bạch đậu khấu là những bộ phận được sử dụng làm dược liệu. Trong đó, quả được thu hái ở giai đoạn chuyển từ màu xanh sang màu vàng, thời điểm thu hái thích hợp là mùa thu và thu hái ở những cây từ 3 năm tuổi trở lên. Sau khi hái phơi khô trong bóng râm hoặc phơi khô xong bỏ cuống rồi xông diêm sinh tới khi vỏ trắng, cất đi dùng dần. Khi dùng bóc vỏ lấy nhân, giã nát. Bạch đậu khấu có vị cay, hương thơm dịu, hơi ngọt, thường được sử dụng làm nguyên liệu nấu ăn hoặc làm món tráng miệng. Loại gia vị này được biết đến như “bà hoàng của gia vị" do chúng có mùi thơm và hương vị đặc trưng, giúp món ăn thêm phần hấp dẫn. Bên cạnh đó, bạch đậu khấu còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Bạch đậu khấu có tác dụng gì?

Theo Vinmec, vị thuốc bạch đậu khấu có tính ấm, vị cạt và quy vào kinh Tỳ, Vị và Phế. Vì vậy, dược liệu này được sử dụng trong điều trị bệnh ở cả Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại:

Tác dụng theo Y Học Cổ Truyền: Theo Đông y, dược liệu bạch đậu khấu được sử dụng trong điều trị các triệu chứng như hành khí, ấm dạ dày, chống nôn, tiêu thực, trừ hàn, giã rượu, đau dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy, khó tiêu...

Tác dụng theo Y Học Hiện Đại: Nghiên cứu trong Y Học Hiện Đại chỉ ra rằng các hoạt chất chứa trong dược liệu bạch đậu khấu có các tác dụng như sau:

Loại quả mọc dại ở Việt Nam được xem như 'bà hoàng của gia vị', cả thế giới ưa chuộng, giá đến vài triệu/kg - Ảnh 2
Bạch đậu khấu có nhiều tác dụng. Ảnh: Internet

- Ngăn ngừa sâu răng, trị hơi thở hôi: Nghiên cứu từ các nhà khoa học Ấn Độ cho thấy hoạt chất cineole trong bạch đậu khấu có công dụng sát khuẩn, tiêu diệt và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn răng miệng như Streptococcus, Candida... từ đó giúp ngăn ngừa bệnh sâu răng, tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng;

- Ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư: Các nghiên cứu khoa học cũng phát hiện ra rằng, sử dụng bạch đậu khấu như thực phẩm chức năng có công dụng ngăn ngừa quá trình tiến triển thành tế bào ung thư từ các tế bào bình thường và giúp làm chậm quá trình hình thành ung thư da, ung thư ruột kết;

- Điều trị đái tháo đường: Hàm lượng lớn mangan trong bạch đậu khấu giúp mang lại những lợi ích lớn đối với người bệnh đái tháo đường;

- Hạ huyết áp an toàn: Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hóa sinh và sinh học Ấn Độ cho kết quả bột đậu khấu có công dụng hạ huyết áp tâm thu và tâm trương một cách an toàn.

 

Một số bài thuốc theo kinh nghiệm

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bạch đậu khấu có tác dụng trong việc điều trị bệnh như sau:

- Trị bụng đau do lạnh nên khí trệ: Bạch đậu khấu 6g, hậu phác 8g, quảng mộc hương 4g, cam thảo 4g. Tất cả đổ 500ml nước sắc uống ngày 3 lần, uống thuốc còn ấm, dùng liền 3 ngày.

Loại quả mọc dại ở Việt Nam được xem như 'bà hoàng của gia vị', cả thế giới ưa chuộng, giá đến vài triệu/kg - Ảnh 3
Bạch đậu khấu trị đau bụng. Ảnh: Internet

Nếu bụng sôi, lợm giọng buồn nôn thì dùng bài thuốc sau: bạch đậu khấu 3g, trúc nhự 9g, đại táo 3 quả, gừng tươi 3g. Giã nát gừng, ép lấy nước. Các dược liệu khác sắc với 200ml nước còn 50ml, uống với nước gừng.

- Chữa bụng đầy trướng do lạnh và chán ăn:Bạch đậu khấu 6g, hậu phác, thương truật, trần bì… mỗi vị 3g. Đổ 400ml chia 3 lần uống trong ngày dùng liền 3 ngày.

- Tác dụng giải rượu: Bạch đậu khấu 5g, cam thảo 5g. Sắc nước 450ml nước chia 3 lần uống trong ngày.

- Chữa chứng hôi miệng:Ngậm bạch đậu khấu vào các buổi sáng để làm thơm hơi thở chữa chứng hôi miệng.

Một số lưu ý khác:

Khi sắc thuốc gần xong, nước còn đang sôi mới cho bạch đậu khấu vào vì sắc lâu dược liệu sẽ giảm tác dụng. Những người có cơ địa nhiệt và táo bón, thiếu máu thì không dùng.

Người có cơ địa nhiệt, bị thiếu máu hoặc táo bón nên hạn chế sử dụng bạch đậu khấu trong điều trị bệnh;

Không sử dụng bạch đậu khấu trong điều trị cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em;

Như vậy bạch đậu khấu là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe và được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên cũng tương tự như những loại thuốc khác, bạch đậu khấu có thể gây ra những tác dụng phụ đối với sức khỏe. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

 

Mê cỡ mấy 3 nhóm người này cũng không nên 'đụng đũa' khi ăn cá: Tưởng lợi hóa ra hại

Nguy cơ người mắc các bệnh sau khi ăn cá sẽ làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu ăn, bạn chỉ nên ăn một lượng nhỏ vừa phải, tránh ăn quá nhiều cùng một lúc.

TIN MỚI NHẤT