Trà lá sen có rất nhiều tác dụng, trong đó, những lợi ích có thể kể đến như: giúp giảm cân, giảm mỡ máu, ổn định đường huyết, loại bỏ chất độc trong cơ thể đồng thời còn giúp ngủ ngon hơn.
- Một bộ phận của cá cực kì bổ nhưng người Việt thường ngại ăn: Được xem là 'liều thuốc' cho tim mạch, cung cấp collagen chống lão hóa
- Chim bồ câu được mệnh danh là 'thượng phẩm', bổ gấp 9 lần thịt gà: Những lưu ý khi ăn để tận dụng nguồn 'thuốc bổ'
Nếu có sẵn tại nhà, bạn còn có thể tự tay thực hiện. Trà lá sen rất dễ làm và có thể dùng tùy theo nhu cầu của mỗi gia đình. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của loại lá này xem nhé.
Theo thông tin từ Medlatec, lá sen thường được dùng để bọc cốm, gói xôi,... mà ít người biết rằng đây là một loại dược liệu cực kỳ tốt cho huyết áp, mỡ máu, chất lượng giấc ngủ,...
Lá sen màu xanh lục, mặt trên xanh sẫm còn phần tiếp xúc với nước màu xanh nhạt, đường kính 30 - 60cm, vị hơi đắng, thơm nhẹ. Lá sen và các bộ phận của sen đều có thể dùng như một loại dược liệu tự nhiên trong nhiều bài thuốc. Lá sen chứa nhiều chất chống oxy hóa như: Flavonoid, Quercetin, Tannin,… cùng các loại khoáng chất. Đây chính là thành phần có tác dụng tốt với việc ngăn ngừa oxy hóa, ung thư, bệnh tim mạch, hạ mỡ máu,...
Cụ thể thành phần trong lá sen như sau: 70kcal năng lượng, 2g Lipid, 28.5g Natri, 30mg Kali, 4.3g Protein, 105% vitamin A, 18.8% vitamin C, 22.3% canxi, 16.5% sắt.Y học cổ truyền cho rằng thời điểm dược liệu được thu hái tốt nhất là khi cây sen bắt đầu nở hoa.
Lợi ích cụ thể của trà lá sen
Theo thông tin từ Báo Sức khỏe và Đời sống, y học cổ truyền cho biết rằng, lá sen vị khổ (đắng), hơi chát, tính mát, lợi về kinh can, tỳ, vị; có công dụng giúp sức cho tỳ, vị, nâng cao trung khí, hạ nhiệt, làm tan ứ tụ và cầm máu. Phù hợp điều trị nôn ra máu, đổ máu cam, đại tiện ra máu, miệng khát, tâm phiền, phù thũng máu tụ, băng huyết, hỗ trợ giảm trọng lượng cơ thể.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy: Lá sen có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu; hỗ trợ giảm tổn thương gan; ức chế hấp thu chất béo vào cơ thể; tăng tốc độ chuyển hóa và tăng tiêu hao năng lượng...
Trà lá sen có tác dụng giảm cân được ghi vào sách “Bách thảo cương mục” của danh lý thời nhà Trần. Trong tài liệu có đề cập đến tác dụng của lá sen giúp giảm cân và đào thải lượng mỡ thừa, nó được ví như “vua hút mỡ”.
Trong một nghiên cứu tại Nhật Bản, các nhà khoa học thực nghiệm dựa trên chuột bị béo phì, cho chiết dịch lá sen vào cơ thể chúng thì các chỉ số cân nặng, lipid, mô mỡ giảm liên tục trong vòng 5 tuần. Các nhà nghiên cứu rất ngạc nhiên với kết quả này. Điều này đã dẫn chứng tác dụng của lá sen giảm béo.
Ngoài tác dụng giảm béo, trà lá sen còn có thể cải thiện thói quen ăn nhiều dầu mỡ. Nó có tác dụng bài tiết dầu mỡ mạnh mẽ, khiến bạn dần trở nên ngán thức ăn nhiều dầu mỡ, dần dà, bạn sẽ không còn thích ăn chúng nữa.
Lá sen dự phòng cao huyết áp, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao. Người cao tuổi sức khỏe yếu, người bệnh mạch vành tim và viêm túi mật, tai biến mạch máu não… nên sử dụng lá sen.
Những bài thuốc hay từ lá sen
- Lá sen hỗ trợ giảm cân: Lá sen 60g, sơn tra tươi 10g, hạt ý dĩ 10g, vỏ quất 5g. Các vị nghiền bột mịn, sắc uống thay trà. Uống liền trong 100 ngày là một liệu trình. Ngày 1 thang.
- Thang bổ tỳ, tiêu ứ, giảm mỡ: Lá sen 20g, sơn tra sao 4g, mạch nha tươi 10g, vỏ quất 15g. Sắc uống ngày một thang. Uống nóng tốt hơn uống lạnh.
- Trị chảy máu cam, miệng khô, hôi miệng, tiểu rắt, đại tiện táo: Lá sen 10g, thanh hao 6g, mộc thông 3g, liên kiều 5g, tiêu sơn chi 6g, hoàng liên 2g, lá tre 5g, đan bì 6g, hoàng cầm 3g, rễ cỏ tranh 10g. Sắc uống ngày một thang.
- Giải nhiệt phòng trị cảm nắng: Lá sen 10g, kim ngân hoa 6g. sắc uống hoặc hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà.
- Trị váng đầu, hoa mắt, ù tai, thính lực kém: Lá sen 10g, hạch đào nhân 6g, đỗ trọng tươi 9g. Hạch đào nhân sao vàng giã nát, sắc chung với lá sen, đỗ trọng bỏ bã, lấy nước, uống ấm.
- Trị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, mơ nhiều, hoa mắt, tai ù, cao huyết áp: Lá sen 10g, đảng sâm 6g, tuyền phúc hoa 10g, thạch quyết minh 10g, bán hạ 10g, thiên ma 6g, trần bì 6g. Sắc uống ngày một thang. Chia 2 phần. Sáng uống 1 phần, tối uống 1 phần.
- Chữa xuất huyết não và các biến chứng do tăng huyết áp: Lá sen 20g, đỗ trọng 12g, cam thảo 12g, sinh địa, mạch môn, tang ký sinh, bạch thược mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa di tinh: Lá sen, sao khô, nghiền bột mịn. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần 6g.
Cách làm trà lá sen
Trà lá sen rất dễ thực hiện.
Nguyên liệu: 500g lá sen tươi
Cách làm:
- Rửa sạch lá sen rồi đem phơi khô.
- Thái nhỏ lá sen khô rồi cho vào hộp bảo quản và sử dụng dần.
- Mỗi lần sử dụng bạn lấy khoảng 10g lá sen khô hãm với nước nóng từ 3 - 5 phút như hãm trà là được.
- Cho quế hoặc cánh hoa hồng vào chung để tăng mùi thơm hấp dẫn.
- Trà lá sen khô có hương vị rất thanh đạm, dễ uống.
Để có tác dụng giảm cân, nên pha trà lá sen đặc, mỗi ngày uống một cốc trước khi đi ngủ, uống đều đặn như vậy trong vòng 2 đến 3 tháng sẽ thấy hiệu quả đáng kinh ngạc.
Lưu ý khi sử dụng lá sen
Theo thông tin từ Báo VietNamNet, lá sen tốt, nhưng một số đối tượng cần lưu ý khi sử dụng sau đây:
- Phụ nữ khi đang trong thời kỳ hành kinh, phụ nữ khi đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng lá sen.
- Những người có thể nhiệt khi uống vào thì hạ hỏa, trong người sảng khoái, ngủ tốt hơn. Nhưng ngược lại, trường hợp người thể hàn uống vào cũng ngủ được nhưng về lâu dài sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường. Nếu sử dụng lá sen lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý là làm giảm ham muốn tình dục.
- Không dùng nước lá sen thay nước khi đang dùng thực phẩm giảm cân khác.
Lưu ý: Nên uống nước lá sen trước bữa ăn ít nhất 30 phút hoặc sau bữa ăn khoảng 1 giờ để không gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.