Mùa hè là thời điểm vàng để chúng ta tiêu thụ rau má, không chỉ bởi chúng giúp giải nhiệt mà còn ở công dụng chống nắng tự nhiên.
- Loại thực phẩm mềm mướt, núng nính quen thuộc với người Việt hóa ra lại cực tốt cho sức khỏe từ đầu tới chân
- 3 loại rau giá rẻ bèo nhưng giúp ngăn ngừa ung thư, chống lão hóa: Chỉ cần cắm cành vào chậu là có ăn mỗi ngày
Loại lá của người Việt là "kem chống nắng tự nhiên", sản sinh collagen
Rau má thường được gọi với biệt danh "nhân sâm của người nghèo" vì chúng dễ trồng, dễ lớn nhưng lại chứa rất nhiều dinh dưỡng.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, rau má vị đắng, hơi ngọt, tính mát. Nó được đánh giá là loại thảo dược bổ ích để giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, chữa say nắng, trị chấn thương, viêm amidan, điều trị tình trạng mệt mỏi, trầm cảm, rối loạn tâm thần...
Mùa hè là thời điểm vàng để chúng ta tiêu thụ rau má, không chỉ bởi chúng giúp giải nhiệt mà còn ở công dụng chống nắng tự nhiên. Rau má có thể giúp tăng hoạt động chống oxy hóa trên da, từ đó bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím và các tác nhân môi trường khác. Loại rau này có tác dụng hỗ trợ sản xuất collagen, ngăn ngừa nếp nhăn, đổi màu và các dấu hiệu lão hóa khác.
Ngoài ra, nước rau má được biết đến với khả năng hỗ trợ cải thiện tình trạng tóc yếu và giảm gãy rụng. Nguồn vitamin, khoáng chất dồi dào trong rau má có lợi cho sức khỏe da đầu, từ đó giúp tóc trở nên dày và chắc khỏe hơn.
Những cách sử dụng rau má để làm đẹp, bồi bổ sức khỏe:
- Uống nước ép rau má: Sau khi rửa sạch rau má, bạn cho vào máy xay sinh tố kèm chút nước và xay nhuyễn hỗn hợp. Tiếp theo dùng rây lọc loại bỏ bã rau má.
- Nấu canh rau má tôm khô: Chuẩn bị rau má 200g, tôm khô 50g, gia vị vừa đủ. Nấu canh tôm khô sau đó cho rau má vào. Bên cạnh vị ngon ngọt thanh từ tôm khô, thì còn là sự pha lẫn của rau má tươi xanh.
- Rau má xào thịt dê: Thịt dê tươi 500g, rau má 200g, 1 củ hành tây và gia vị vừa đủ. Thịt dê sau khi được ướp đậm đà gia vị, thì xào lên, tiếp đó cho rau má vào xào nhanh tay.
- Rau má kết hợp rau sam, sắn dây: Chuẩn bị 1 nắm rau má, 1 nắm rau sam, 30g sắn dây. Đem đi giã, cho thêm nước sôi, chắt lấy nước uống hoặc sắc uống. Có tác dụng chữa cảm sốt, khát nước, nhức đầu, da nóng, kém ăn, nổi mẩn ngứa
Cần lưu ý rằng tuy rau má lành tính nhưng lại có dược tính khá cao, do đó những người thuộc nhóm dưới đây cũng không nên dùng rau má.
1. Người đang mắc bệnh tiêu hóa
Rau má là loại thảo dược tính mát, nếu sử dụng nhiều có thể gây ra tình trạng bụng lạnh, thậm chí là tiêu chảy nhẹ, không phù hợp với người có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Việc tiêu thụ rau má tươi sống đòi hỏi quy trình sơ chế và vệ sinh phải hết sức sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn gây rối loạn tiêu hóa.
2. Người đang dùng một số loại thuốc Tây y
Khi đang điều trị bằng thuốc Tây y, việc tiêu thụ rau má cần được hạn chế vì rau má có khả năng tác động đến hiệu quả của một số loại thuốc, bao gồm những thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống động kinh.
Đặc biệt, uống nước ép rau má có thể làm suy giảm hiệu lực của insulin và các loại thuốc điều trị tiểu đường, cũng như thuốc hạ mỡ máu. Từ đó có thể làm cho các vấn đề sức khỏe sẵn có trở nên trầm trọng hơn.
3. Phụ nữ mang thai
Phụ nữ trong giai đoạn chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai cần thận trọng với việc sử dụng rau má. Việc tiêu thụ rau má hàng ngày có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng thụ thai và tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, chị em phụ nữ trong giai đoạn này nên hạn chế hoặc tránh sử dụng loại rau này để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Mỗi ngày, người bình thường có thể tiêu thụ khoảng một cốc nước rau má, tương đương với lượng rau má tươi khoảng 40g. Tuy nhiên, việc sử dụng liên tục không nên kéo dài quá 1 tháng. Trước khi bắt đầu một đợt sử dụng mới, nên có thời gian nghỉ ít nhất là 2 tuần để cơ thể có thể điều chỉnh và hồi phục.