Nhiều người lo sợ vì việc ăn lạc có thể bị ung thư di căn. Tuy nhiên, nếu ăn một số lượng vừa phải, đồng thời cân nhắc ở mức độ phù hợp với thể trạng, lạc sẽ tăng thêm lợi ích cho cơ thể, theo chuyên gia.
- Thực hư rau củ quả ngấm thuốc trừ sâu bên trong và cách 'tách' chất bẩn mà chuyên gia gợi ý
- Loại cây phơi khô rất sẵn ở Việt Nam là "khắc tinh" của ung thư", trào ngược axit dạ dày
Làm sao ăn lạc được an toàn?
Theo Người Đưa Tin, vào tháng 7 năm 2021, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Liverpool (Anh) đã công bố một nghiên cứu về tác động của lạc với bệnh ung thư trên tạp chí y học quốc tế Carcinesis.
Họ phát hiện ra rằng lạc có chứa một loại protein liên kết với carbohydrate được gọi là peanut agglutinin. Sau khi cơ thể con người ăn lạc, chất này có thể nhanh chóng đi vào máu, tương tác với các tế bào nội mô mạch máu và tạo ra hai loại cytokine-interleukin 6 và protein hóa học đơn nhân. Hai cytokine này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự di căn của tế bào ung thư, tương tự như “chất vận chuyển” giúp tế bào khối u di chuyển từ nơi này sang nơi khác.
Nghiên cứu đặc biệt chỉ ra rằng khi bệnh nhân ung thư ăn một lượng lớn lạc (khoảng 250g), hàm lượng peanut agglutinin trong cơ thể sẽ tăng lên khoảng một giờ sau đó, từ đó sản sinh ra nhiều cytokine thúc đẩy hoạt động di căn tế bào ung thư.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy ăn lạc liều thấp (khoảng 25g-35g) không có tác dụng đáng kể đối với sự di căn của ung thư. Vì vậy, có thể coi việc tiêu thụ lạc vừa phải sẽ không có tác động đáng kể đến sự di căn của khối u. Trên thực tế, việc bệnh nhân ung thư ăn lạc với liều lượng thấp không những không gây di căn ung thư mà thậm chí còn có thể bảo vệ mạch máu.
Lợi ích của lạc
Theo Vinmec, lạc được biết đến như nguồn cung cấp protein, chất béo, nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể đồng thời giúp giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến tim mạch. Lạc cũng thuộc nguồn tuyệt vời của: Magie, Folate, Vitamin E, Đồng, Arginine. Theo Sức khỏe và Đời sống, lợi ích của củ lạc được kể ra như sau:
- Ổn định đường huyết: trong lạc có chứa mangan, là một khoáng chất đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa chất béo và carbohydrate, giúp hấp thụ canxi và duy trì sự ổn định đường huyết;
- Ngăn ngừa sỏi mật: theo những công trình đã nghiên cứu và chứng minh nếu ăn 28,35g lạc hoặc bơ lạc trong vòng một tuần sẽ giảm 25% nguy cơ tiến triển của bệnh sỏi mật;
- Phòng chống trầm cảm: là loại đậu dồi dào nguồn axít amino tryptophan, cần thiết cho quá trình sản xuất serotonin. Serotonin có lợi cho não, giúp cải thiện tâm trạng, giảm chứng trầm cảm;
- Tăng cường trí nhớ: Trong lạc còn có vitamin B3 và chất niacin, là những chất có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc cải thiện chức năng bộ não và thúc đẩy hoạt động trí nhớ; Nghiên cứu cũng cho thấy nguồn niacin đáng kể được tìm thấy trong lạc có thể giảm 70% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Ăn 1/4 chén lạc mỗi ngày sẽ cung cấp 1/4 lượng niacin cần thiết hàng ngày;
- Giảm cholesterol: lạc còn có các chất dinh dưỡng giúp tăng cường năng lượng cho bộ nhớ cũng mang lại tác dụng giảm và kiểm soát lượng cholesterol. Ngoài ra, các chất này còn có thể cắt giảm những cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, có lợi cho cơ thể;
- Bảo vệ tim mạch: Theo nhiều nghiên cứu, thường xuyên ăn các loại đậu có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trong đó lạc là loại đậu giàu chất béo không bão hòa, có lợi cho tim, nó còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh như axít oleic. Vì thế, ăn một nắm lạc 4 lần/tuần có thể tránh được các bệnh tim mạch cũng như bệnh mạch vành;
- Giảm nguy cơ tăng cân: Ăn lạc hay các loại hạt thường xuyên có thể giảm nguy cơ tăng cân. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh những người hay ăn đậu và hạt tối thiểu 2 lần/tuần sẽ rất ít có khả năng tăng cân so với những người hầu như không bao giờ ăn chúng;
- Giảm nguy cơ sinh con dị tật: Nguồn axít folic chứa trong lạc rất cần thiết cho phụ nữ khi mang thai. Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ trước khi mang thai hoặc trong thời kỳ đầu mang thai, nếu được bổ sung 400 micrograms axít folic mỗi ngày sẽ có thể giảm nguy cơ sinh con khuyết ống thần kinh đến 70%.
Những người không được ăn lạc?
Theo VietNamNet, mặc dù lạc rất tốt, nhưng không phải ai cũng có thể ăn chúng, 3 loại người này nên tránh xa lạc:
- Người đã cắt bỏ túi mật: Dịch mật có ý nghĩa quan trọng đối với việc tiêu hóa và hấp thu chất béo. Sau khi ăn, túi mật co lại, thực phẩm giàu protein và chất béo rất kích thích túi mật rất mạnh, khiến một lượng lớn dịch mật được thải ra. Sau khi cắt túi mật, dịch mật không được lưu trữ, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa chất béo như lạc.
- Bệnh nhân bị gút: Bệnh gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, bệnh nhân bị tăng axit uric máu. Vì lạc là thực phẩm giàu chất béo, ăn quá nhiều sẽ làm giảm bài tiết axit uric và làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Loét dạ dày, viêm dạ dày mạn tính: Những bệnh nhân này bị đau bụng kinh niên, khó tiêu… chế độ ăn uống nên ăn với số lượng ít và chia làm nhiều bữa. lạc là loại hạt, giàu protein và chất béo, khó tiêu hóa và hấp thụ.
Bạn nên ăn bao nhiêu lạc trong một ngày?
Theo Thanh Niên dẫn tin từ Times of India, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn khoảng 42 gram, tức là khoảng 16 hạt lạc mỗi ngày. Một số người thậm chí còn đề xuất ăn một nắm tay (handful) lạc mỗi ngày, đặc biệt là khi bạn đói và bạn không muốn ăn một thứ gì đó có thể khiến bạn tăng cân.