Loại cây phơi khô rất sẵn ở Việt Nam là "khắc tinh" của ung thư", trào ngược axit dạ dày

Dinh dưỡng 02/11/2023 22:51

Trong Đông y, loại cây này được xem là loại dược liệu quý có thể dùng để điều trị nhiều loại bệnh.

Cam thảo là loại cây thực vật có hoa thuộc bản địa châu Á, có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis. Ở nước ta, cam thảo được du nhập từ Trung Quốc sau đó được trồng nhiều ở các tỉnh thành Vĩnh Phú, Hải Hưng và Hà Nội. Không chỉ được dùng như một loại thảo mộc nấu nước thông thường, loại cây này còn có nhiều lợi ích vàng cho sức khỏe.

Theo đó, phần rễ và thân cây cam thảo thường được phơi khô để làm thuốc. Trong Đông Y, cam thảo có vị ngọt nhẹ, thơm, tính bình nên từ xa xưa đã được dùng để đun nấu các loại đồ uống thơm ngọt và giải nhiệt. Không những thế, đây còn là vị thuốc chống ung thư rất hiệu quả.

Loại cây phơi khô rất sẵn ở Việt Nam là 'khắc tinh' của ung thư', trào ngược axit dạ dày - Ảnh 1

Các nghiên cứu cho thấy trong rễ loại cây này có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Các chất này tham gia vào quá trình chống lại gốc tự do, chống lại sự hình thành của các tế bào gây ung thư. Theo Nhật báo Ấn Độ Hindustan Time, các nhà nghiên cứu tại Đại học Illinois Chicago (Mỹ)cũng nhận thấy rằng glycyrrhizin và dẫn xuất axit glycyrrhetinic trong cam thảo có tiềm năng rất lớn trong việc chống viêm và chống lại căn bệnh ung thư quái ác.

Cam thảo cũng có tác dụng rất hữu hiệu đối với những trường hợp bị khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản. Uống cam thảo là bài thuốc dân gian giúp cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa, đường ruột và phòng tránh được chứng khó tiêu một cách hiệu quả.

Loại cây phơi khô rất sẵn ở Việt Nam là 'khắc tinh' của ung thư', trào ngược axit dạ dày - Ảnh 2

Ngoài ra, cam thảo còn có tác dụng hạ đường huyết nên dùng tốt cho người đái tháo đường typ II và xơ vữa động mạch do chứa các flavonoid. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, rễ của cam thảo có chứa amorfrutin được biết đến với đặc tính chống tiểu đường. Amorfrutin cũng có nhiều đặc tính chống viêm giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến bệnh tiểu đường.

Cam thảo tính bình, được cho là an toàn với sức khỏe con người. Tuy nhiên nếu sử dụng đúng cách, dùng quá liều hoặc kết hợp không đúng sẽ gây những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, nếu muốn sử dụng loại thảo được này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình.

2 loại thảo dược có tác dụng ngăn ngừa ung thư tốt không kém cam thảo

1. Quế

Quế là 1 trong 4 vị thuốc quý, tứ bảo của Đông y cùng với Sâm, Nhung, Phụ. Loại cây này không chỉ là loại gia vị mang lại sự hấp dẫn cho món ăn mà còn là vị thuốc quý mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe. Nổi bật trong đó là tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Nghiên cứu được công bố bởi Bộ Nông Nghiệp Mỹ cho thấy quế có tác dụng khống chế sự sinh sôi của các tế bào ung thư bạch cầu. Ngoài ra,cinnamaldehyde trong quế giúp ngăn chặn đại tràng khỏi tác hại của các gốc tự do, giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Một số hợp chất của quế cũng được chiết xuất để điều chế thuốc chống ung thư.

2. Nghệ vàng

Loại cây phơi khô rất sẵn ở Việt Nam là 'khắc tinh' của ung thư', trào ngược axit dạ dày - Ảnh 3

Nghệ vàng được biết đến là một trong 5 thảo dược hỗ trợ đẩy lùi ung thư cực hiệu nghiệm. Nghệ vàng tươi có vị đắng, mùi thơm hơi hắc, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, chỉ thống, tiêu mủ, kháng viêm, liền sẹo.

Nhờ tính kháng viêm và chống oxy hóa tốt, nghệ vàng có tác dụng giúp ngăn chặn được sự phát triển của các tế bào khối u, đồng thời giúp các enzym giải độc hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, các chất curcumin chứa trong nghệ giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và do đó giúp chống lại ung thư hiệu quả.

(Tổng hợp)

 

Mê cỡ mấy 3 nhóm người này cũng không nên 'đụng đũa' khi ăn cá: Tưởng lợi hóa ra hại

Nguy cơ người mắc các bệnh sau khi ăn cá sẽ làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu ăn, bạn chỉ nên ăn một lượng nhỏ vừa phải, tránh ăn quá nhiều cùng một lúc.

TIN MỚI NHẤT