Các bộ phận khác nhau của cùng một con cá có hàm lượng kim loại nặng khác nhau. Dưới đây là các bộ phận bạn nên chú ý.
- Ít ai biết, 2 món rau quen thuộc là ‘thần dược chữa đau đầu’ của người Việt, 'nhạy hơn cả thuốc', ăn vào giúp ngủ ngon đến sáng
- Loại thực phẩm béo ngọt nhưng chống đột quỵ, cao huyết áp cực tốt, giảm được 18% nguy cơ mắc bệnh tim
Lợi ích khi ăn cá
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, cá là một nguồn protein tuyệt vời, rất quan trọng để duy trì cơ bắp, các cơ quan và mạch máu khỏe mạnh. Protein giúp hỗ trợ quá trình phân chia tế bào, tăng trưởng tóc và thậm chí cả tín hiệu hormone.
Cá cũng rất giàu iốt, là một khoáng chất quan trọng mà cơ thể không thể tự sản xuất được. Iốt rất quan trọng đối với chức năng của tuyến giáp, nơi kiểm soát những thứ như cảm giác thèm ăn và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Cá cũng là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào như:
- Vitamin D
- Vitamin B12
- Phốt pho
- Niacin
Tùy thuộc vào loài, cá có thể có các mức độ dinh dưỡng khác nhau. Sự khác biệt đáng kể nhất là hàm lượng chất béo: các loại như cá hồi và cá ngừ được coi là các loại cá béo, trong khi cá tuyết và cá da trơn là nạc. Điều này dẫn đến sự thay đổi về lượng calo cần cung cấp cho cơ thể.
- Ăn cá giúp cải thiện sức khỏe não bộ
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- Giảm nguy cơ trầm cảm
- Giúp giảm lượng cholesterol trong máu
- Cải thiện thị lực
- Ăn cá giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ
Hai bộ phận của cá không nên ăn
Theo Báo Người Đưa Tin, trong số các nguồn gây ô nhiễm, thủy ngân là kim loại nặng phổ biến nhất. Trong tự nhiên, thủy ngân tồn tại ở 3 dạng là thủy ngân kim loại, thủy ngân vô cơ và metyl thủy ngân. Các vi sinh vật trong biển chuyển đổi thủy ngân vô cơ thành metyl thủy ngân, được lưu trữ trong cá dưới dạng metyl thủy ngân.
Cơ thể con người có thể hấp thụ tới 90% metyl thủy ngân. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất này sẽ dẫn đến ngộ độc thủy ngân, làm tổn thương hệ thần kinh trung ương và gây ra các triệu chứng như giảm thính giác hoặc thị giác, run tay, thoái hóa não, rối loạn hoặc đảo lộn cảm giác.
- Đầu cá
Một cuộc khảo sát của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Nam Kinh (Trung Quốc) cho thấy các bộ phận khác nhau của cùng một con cá có hàm lượng kim loại nặng khác nhau và đầu cá có hàm lượng thủy ngân cao nhất, gấp 15 lần so với thịt cá.
Hơn nữa, đầu cá là phần cơ thể cá ô nhiễm nhất, thông thường rất khó làm sạch. Nếu không được làm sạch, chất metyl thủy ngân nhiễm vào đầu cá sẽ xâm nhập vào não gây nguy hiểm cho sức khỏe cơ thể.
Theo báo cáo thử nghiệm, hàm lượng thủy ngân trong óc cá, thịt cá, trứng cá và da cá tương đối thấp, về cơ bản dưới mức giới hạn. Tuy nhiên, khi tuổi cá càng lớn thì hàm lượng thủy ngân trong óc cá sẽ tăng lên đáng kể, hàm lượng thủy ngân trong óc cá của 400 gam cá diếc đã tăng hơn 20 lần so với dưới 200 gam. Vì vậy, chỉ nên ăn dưới 500g cá.
- Nội tạng cá
Một nghiên cứu năm 2018 của Trường Khoa học Đời sống, Đại học Sư phạm Hà Nam, Tân Hương, Hà Nam, Trung Quốc tìm hiểu sự tích lũy sinh học của hàm lượng kim loại nặng (crom, đồng, cadimi, chì) trong các loài cá nước ngọt ăn được (cá chép và cá trê vàng) được đánh bắt từ vịnh Meiliang, Thái Hồ.
Kết quả cho thấy hàm lượng 4 loại kim loại trên trong các bộ phận ăn được của hai loài cá đều thấp hơn nhiều so với Tiêu chuẩn Sức khỏe Thực phẩm của Trung Quốc (1994). Tuy nhiên, kết quả cho thấy sự khác biệt rõ rệt về hàm lượng kim loại trong các bộ phận khác nhau của 2 loại cá.
Cụ thể, hàm lượng chì cao nhất ở gan cá, hàm lượng cadimi gần như giống nhau ở các phủ tạng của cá, hàm lượng crom chủ yếu ở thận và gan, hàm lượng đồng cao nhất ở mang. Tuy nhiên tổng kim loại tích lũy sinh học lớn nhất ở gan và mang cá, thấp nhất ở cơ.
Mặc dù nghiên cứu cho biết các sản phẩm cá ở Vịnh Meiliang vẫn an toàn cho con người, nhưng lượng tiêu thụ phải được kiểm soát để tránh hấp thụ quá nhiều chì.
Cách ăn cá tránh nhiễm độc, bí quyết ăn cá an toàn của người Nhật
Theo chia sẻ từ Báo VnExpress, nổi tiếng là quốc gia ưa chuộng các món ăn từ cá, ước tính Nhật Bản tiêu thụ gần 10% sản lượng cá thế giới. Trung bình, mỗi người dân Nhật ăn cá nhiều gấp 5 lần so với nước khác. Đặc biệt, sushi và sashimi (gỏi cá sống) là hai món ăn truyền thống của người Nhật, thường sử dụng nguyên liệu cá ngừ đại dương, một trong những loại chứa hàm lượng kim loại nặng như thủy ngân thuộc hàng cao nhất. Để hạn chế chất độc trong cá biển, người dân Nhật Bản có thói quen sử dụng wasabia (hay còn gọi là mù tạt thiên nhiên) khi ăn sushi, sashimi cũng như nhiều món cá sống khác. Ngoài việc gia tăng huơng vị, đây còn là một loại dược liệu có tính khử độc cao, bởi chúng có khả năng giúp diệt vi khuẩn có hại, các loại ký sinh trùng.
Đặc biệt, tinh chất wasabia thiên nhiên còn có tác dụng giúp gan khử các độc chất nguy hiểm tồn dư trong cá sống nhờ có chứa hoạt chất Isothiocyanates, giúp hoạt hóa yếu tố phiên mã Nrf2, từ đó gia tăng tổng hợp các phân tử protein thúc đẩy quá trình giải độc trong gan. Đồng thời, wasabia tăng cường khả năng kháng khuẩn và chống nhiễm độc từ bên ngoài, ức chế, làm giảm tích tụ các vi khuẩn, kim loại nặng. Điều này giúp tế bào Kupffer không bị kích hoạt quá mức, từ đó chủ động chống độc, bảo vệ và tái tạo các tế bào gan bị hư hại. Nghiên cứu cũng cho thấy, sử dụng tinh chất wasabia thiên nhiên giúp tăng Nrf2 lên trên 3 lần chỉ sau 6 giờ.
Ngoài ra, sashimi còn được ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, gừng và một số loại rau như tía tô, bạc hà và củ cải trắng thái chỉ hoặc tảo biển. Ngoài việc gia tăng hương vị, chúng còn hỗ trợ diệt khuẩn có hại và các loại ký sinh trùng thường có trong hải sản tươi sống.
Người dân Nhật Bản thường chọn loại hải sản được đánh bắt tại các vùng duyên hải, bởi cá ở đây ngon, đậm chất dinh dưỡng. Khi tiến hành công việc chế biến, để món ăn giữ được độ tinh khiết, vị ngon, các đầu bếp thường sử dụng dụng cụ làm bằng gỗ bởi chất chua trong gạo khi trộn cơm với dấm sẽ phản ứng nếu như dùng bằng chất liệu kim loại.
Theo VOV, mỗi người nên ăn ít nhất 140g cá béo một tuần. Phụ nữ sắp hoặc đang có thai, cho con bú không nên ăn quá 280g. Đàn ông và phụ nữ không mang thai có thể ăn tối đa 560g cá béo mỗi tuần.
Cá thịt trắng: là những loại như cá tuyết, cá bơn, cá chim, cá rô phi... Cá thịt trắng ít béo và cung cấp omega-3 song hàm lượng ít hơn cá béo.
Thường thì bạn có thể ăn bao nhiêu cá thịt trắng tùy thích, nhưng với cá nhám và cá cờ thì lưu ý không ăn quá 140 g. Trẻ em, phụ nữ có thai hoặc muốn có thai nên tránh hai loại cá này vì chúng chứa nhiều thủy ngân hơn các loại khác.
Ngoài ra tôm, cua, sò, trai, hàu... chứa nhiều selen, kẽm, i ốt và ít béo. Vì thế bạn có thể tiêu thụ các loài thủy sản này thoải mái.