Có những món ăn rất quen thuộc với người Việt, được xem là thuốc chữa đau đầu và cung cấp nhiều vitamin, dưỡng chất cho cơ thể.
- Những thực phẩm đại kỵ với nấm, dễ gặp tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm cần lưu ý
- Được xem là 'thuốc tiêu độc tự nhiên', 5 thực phẩm sau khi ăn lẩu vừa ngon lại bổ, ai cũng nên thử
Nguyên nhân gây đau đầu
Theo Medlatec, đau đầu là triệu chứng phổ biến, thường gặp, có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý, tổn thương nghiêm trọng nhưng cũng có thể do các yếu tố không bệnh lý gây ra. Cơ chế gây đau đầu của các tổn thương thực thể thường diễn ra theo 2 con đường:
- Tổn thương thực thể làm tăng sinh chất trung gian hóa học, tác động lên các thụ cảm thể đau, từ đó gây triệu chứng đau nhức đầu. Các chất trung gian này thường là kinin, serotonin, prostaglandin.
- Tổn thương thực thể gây kích thích cơ học lên thụ cảm thể đau, ví dụ như sự xoắn vặn, căng giãn, phù nề mạch máu hoặc các tổ chức mang thụ cảm thể đau khác.
Từ cơ chế này, có thể xác định tới hơn 70 nhóm nguyên nhân gây chứng đau đầu, trong đó hầu hết nguyên nhân là lành tính. Tuy nhiên, nếu đau đầu xảy ra liên tục, kèm các triệu chứng bất thường khác có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm.
2 món rau của người Việt là ‘thuốc chữa đau đầu’, tốt không ngờ
Theo VTC, hoa thiên lý hay mướp đều là những loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, hai loại rau này vừa thơm ngon, dễ ăn lại là vị thuốc tốt cho sức khoẻ.
- Hoa thiên lý
Thiên lý vốn là loại cây thân thảo, dây leo, mảnh, không tua cuốn, phần thân hơi có lông nhất đặc biệt là ở bộ phận đang còn non. Hoa của cây thường mọc thành chùm to dưới nách lá, mỗi bông hoa gồm 5 cánh mở rộng với màu xanh lục hoặc ngả vàng.
Thời điểm cây cho hoa là vào khoảng đầu tháng 5 đến tháng 10, đậu quả khoảng tháng 10 đến tháng 12. Hoa thiên lý là vị thuốc an thần, giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn. Để trị chứng mất ngủ, chúng ta có thể chế biến hoa thiên lý như sau: Sử dụng hoa thiên lý và lá vông nem, mỗi loại khoảng 50 g, sau đó đem rửa sạch rồi nấu canh để ăn. Chỉ cần ăn liền 1 tuần là chứng mất ngủ sẽ cải thiện rõ rệt.
Ngoài ra, nấu hoa thiên lý với thịt băm hoặc cá diếc cũng có tác dụng an thần, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
- Mướp
Bài viết trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho biết, mướp là loại quả rất quen thuộc đối với người Việt Nam. Mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh, rẻ, hiệu quả mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Theo Đông y, mướp vị ngọt, tính mát, không độc, tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can tức phong, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch. Mướp già đốt tồn tính, dùng làm thuốc có thể khử phong, hóa đờm, lương huyết, giải độc, sát khuẩn, thông kinh lạc, thông sữa. Theo”Lục xuyên bản thảo” mướp sinh cân chỉ khát, giải nhiệt trừ phiền, làm nhuận da, trị chứng khát bệnh nhiệt, trị thân nhiệt phiền táo.
Y dược học hiện đại phát hiện quả, lá, dây của cây mướp đều có thể chữa bệnh. Từ mướp có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, đồ uống giải khát và chữa bệnh. Trong quả mướp chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C…
Bài thuốc chữa đau đầu từ hoa mướp: Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 – 10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày.
Làm gì để hạn chế đau đầu
Theo Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, khi bị đau đầu, bạn có thể áp dụng những cách trị nhức đầu tại nhà này để góp phần làm giảm cảm giác khó chịu do cơn đau gây ra.
1. Dùng tinh dầu
Một cách giảm đau đầu đơn giản nhưng vô cùng tuyệt vời là sử dụng liệu pháp mùi hương từ các loại tinh dầu như tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu cam thảo, tinh dầu chanh sả,…
Mùi hương nhẹ nhàng toát ra từ các loại tinh dầu sẽ giúp bạn được thư giãn, giảm cảm giác đau đầu và dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
2. Bấm huyệt
Khi bị đau đầu, bạn có thể thử bấm huyệt nhẹ nhàng ở vùng đầu và toàn bộ khuôn mặt. Đây là một cách trị đau đầu tại nhà nhanh chóng theo Đông y. (2)
Việc bấm huyệt, sẽ giúp tác động lực lên các huyệt ở vùng đầu – mặt của bạn. Từ đó giúp bạn giảm cơn đau đầu và cải thiện các triệu chứng khác của đau đầu như chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn,…
3. Massage
Nếu không quen bấm huyệt, bạn có thể thử dùng tay để massage nhẹ nhàng lên phần đầu và mặt của mình. Massage giúp khí huyết lưu thông và mang lại cho bạn cảm giác thư giãn, từ đó giảm đau đầu mà không cần dùng thuốc.
4. Chườm lạnh
Một cách chữa đau đầu tại nhà đơn giản khác mà bạn có thể áp dụng chính là chườm lạnh. Bạn chỉ cần chuẩn bị một miếng vải sạch để bọc bên ngoài 3-4 viên đá lạnh rồi chườm ở vị trí đau trong khoảng 2-3 phút. Sau đó dừng lại, chờ 1-2 phút rồi tiếp tục chườm và lặp lại 4-5 lần.
Đá lạnh tỏa ra nhiệt độ thấp sẽ tác động không liên tục đến các mạch máu trên vùng đầu. Như vậy, mạch máu sẽ co lại rồi giãn mạch xung huyết, tăng cường khả năng lưu thông máu và giúp giảm cơn đau.
5. Chườm nóng
Nước nóng có khả năng giúp các mao mạch, động mạch nhỏ được giãn ra, hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Nếu chườm nóng, bạn cho nước nóng vào túi chườm rồi đặt ở vị trí đang đau. Với cách làm giảm đau đầu nhanh chóng bằng biện pháp chườm nóng, bạn cũng có thể dùng khăn ấm và đặt lên vị trí cơn đau.
6. Uống nhiều nước
Thiếu nước, mất nước đều có thể dẫn đến đau đầu. Vì thế, cách trị đau đầu hay cách trị nhức đầu đơn giản tại nhà mà ai cũng làm được chính là cố gắng bổ sung đủ nước cho cơ thể.
Khi cảm thấy đau đầu, bạn có thể uống thêm nước và nghỉ ngơi. Bạn có thể uống nước lọc, nước ép trái cây, các loại súp hoặc canh,… Tuy nhiên, cần hạn chế dùng rượu, bia, thức uống có cồn hoặc các chất kích thích như trà và cà phê.
7. Nghỉ ngơi nhiều hơn
Mất ngủ, thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon giấc cũng chính là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến cơn đau đầu. Do đó, cách giảm đau đầu tại nhà mà bạn có thể áp dụng chính là nằm xuống và nghỉ ngơi, cố gắng đảm bảo thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ của mình.
Mỗi ngày, nên cố gắng để ngủ từ 7-8 tiếng và ngủ sâu giấc, hạn chế tình trạng thức giấc giữa đêm. Nếu bạn đang gặp các tình trạng bệnh lý làm “cản trở” giấc ngủ, chẳng hạn như mắc chứng ngưng thở khi ngủ, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm cách giải quyết triệt để vấn đề làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.